(Ngày Nay) - Không trực tiếp đi cùng nạn nhân để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Giờ đây, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm mua bán người đã thay đổi, với lời dụ dỗ về một tương lai sung túc hơn. Rất nhiều phụ nữ trẻ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã sa lưới.
Theo kế hoạch, hôm nay (28/8), TAND quận Long Biên (Hà Nội) xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Tuy nhiên, do quá nhiều người liên quan vắng mặt nên phiên tòa tạm hoãn.
Chiều 19/8, tại Giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Công an Hà Nội và quận Long Biên đã công bố những vấn đề liên quan đến việc “bán trẻ ở chùa Bồ Đề” mà dư luận quan tâm thời gian gần đây.
Ban đầu Nguyệt nói: “Các anh chị bác sĩ trong bệnh viện thấy em không sinh nở được nên thương, làm phúc cấp giấy chứng sinh cho em để đủ thủ tục đi khai sinh là mẹ của các cháu”. Chúng tôi hỏi, mất bao nhiêu tiền để mua các giấy chứng sinh nói trên, Nguyệt lạnh lùng: “Không đáng bao nhiêu”.
Từ sáng qua (7/6), lực lượng thanh tra liên ngành quận Long Biên (trong đó có Hội Phụ nữ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội được mời cùng tham gia) đã có mặt tại chùa Bồ Đề, bắt đầu kiểm tra khu vực nuôi dạy trẻ cơ nhỡ, bị bỏ rơi nằm bên trái cổng chùa.
Chân tướng người quản lý trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề đang dần được hé lộ qua lời khai của chị Trần Thị Thu H. (Phú Thọ), mẹ đẻ của đứa trẻ trong vụ nghi án "mua bán trẻ em" đang gây xôn xao dư luận.
Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp với bảo mẫu Nguyễn Thị Thanh Trang-người quản lý khu nuôi trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi "mua bán trẻ em".