Mùa Giáng sinh trầm lặng của châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hầu hết các gia đình ở châu Âu đang phải "thắt chặt hầu bao" để trang trải chi phí cho những thứ thiết yếu thay vì vung tiền mua sắm và giải trí vào dịp trước lễ Giáng sinh do tác động của đại dịch và giá nhiên liệu tăng cao.
Mùa Giáng sinh trầm lặng của châu Âu

Các nhà bán lẻ đang lo ngại tình trạng lạm phát sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng.

Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố cuối tuần qua, tỷ lệ lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức kỷ lục 4,9% trong tháng 11 vừa qua, chủ yếu do giá năng lượng tăng vọt. Trong đó, Pháp ghi nhận tỷ lệ lạm phát 3,4% trong tháng 11, mức cao nhất trong 13 năm qua.

Tại Đức, tỷ lệ lạm phát trong cùng tháng vượt ngưỡng 5% lần đầu tiên trong 3 thập niên. Ngoài ra, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu lao động và chi phí vận chuyển cao càng làm gia tăng gánh nặng đối với các nhà bán lẻ, báo hiệu một mùa Giáng sinh ảm đạm.

Còn ở quốc đảo Malta, Stefan Bilocca - một kỹ sư 44 tuổi và có 3 con, cho biết dù gia đình anh đã cố gắng cắt giảm những khoản chi tiêu xa xỉ như đi ăn tiệm hay gọi đồ mang về nhà, tiền lương của hai vợ chồng cũng không đủ trang trải các chi phí cho đến cuối tháng.

Mặc dù vậy, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khẳng định rằng đà tăng mạnh của lạm phát sẽ sớm kết thúc. Bà Isabel Schnabel, thành viên ban điều hành ECB, cho biết ngân hàng này cho rằng tỷ lệ lạm phát đã đạt đỉnh vào tháng 11 và sẽ giảm dần trở lại mức mục tiêu 2% trong năm tới.

Ngoài vấn đề lạm phát, việc các nước châu Âu áp đặt các biện pháp hạn chế để khống chế đà lây lan của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cũng ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng.

Một số quốc gia châu Âu như Pháp, Anh đã công bố các biện pháp hạn chế mới, có nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Tổ chức nghiên cứu Oxford Economics của Anh gần đây đưa ra dự báo rằng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron trên toàn cầu và việc chính phủ các nước nhanh chóng tái áp đặt các biện pháp hạn chế có thể khiến tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm tới chỉ đạt 2,3%.

Trong một bài báo gần đây, tờ Financial Times bình luận rằng "con đường phục hồi có thể không hề bằng phẳng như suy nghĩ ban đầu".

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.