Muôn kiểu tránh bão của người dân Nam Bộ

(Ngày Nay) - Trước tình hình bão số 16 có thể đổ bộ vào đất liền, người dân các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã được sơ tán đến những nơi trú ẩn an toàn, tuy nhiên có nhiều người 'cố thủ' để bảo vệ tài sản, có người về quê, thuê xe lên TP HCM trú bão,...
Người dân Cà Mau tập trung đông tại các nơi trú ẩn. Ảnh: Báo Cà Mau
Người dân Cà Mau tập trung đông tại các nơi trú ẩn. Ảnh: Báo Cà Mau

Kiên Giang vận động người dân đến nơi trú ẩn

Trao đổi với báo Dân trí, bà Nguyễn Thị Mum – khu phố 7, phường Rạch Sỏi, đang bón cơm cho hai cháu ngoại bị tật từ nhỏ, cho biết: Do nhà cửa không đảm bảo an toàn nên gia đình bà được chính quyền đưa xe tới chở vào đây. Vì chạy bão nên đa phần người dân vào đây chẳng có gì nhưng được cán bộ, các cháu thanh niên hỗ trợ cơm ăn, nước uống và chăn màn… đầy đủ.

Muôn kiểu tránh bão của người dân Nam Bộ ảnh 1Bà Mum và hai cháu ngoại tại nơi trú ẩn. Ảnh: Dân trí

Chị Huỳnh Thị Yến cùng người cha 95 tuổi đang trú bão tại trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang kể, cha mẹ đều già, nhà cửa tạm bợ nên khi hay chính quyền thông báo sơ tán là vô đây liền. Từ chiều đến giờ, mưa gió lớn quá, chẳng biết ở nhà bây giờ thế nào nhưng bà con vào đây ở thì an tâm hơn nhiều so với ở nhà.

Chị Doanh Thị Bé Loan cho biết: Nhà của mình hiện tại không được an toàn nên được vận động sơ tán đến nơi trú ẩn, đến nơi trú ẩn, gia đình chị được chính quyền địa phương giúp đỡ về nơi nghỉ ngơi và thực phẩm,...

Ông Bùi Văn Tuất – Bí thư Đảng ủy phường Rạch Sỏi cho biết: "Nhận được chỉ đạo của tỉnh, chúng tôi rà soát trên đìa bàn huyện có 360 người dân trong diện lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và người tàn tật cần sơ tán vào nơi ở an toàn. Ngay buổi sáng 25/12, chúng tôi đã bố trí xe và tàu đến những gia đình thuộc sơ tán vận động người dân đến trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang tránh bão. Tính đến thời điểm này hiện có trên 150 người dân vào trường ở; số còn lại người dân tự di dời về gia đình người thân tránh bão. Khi đưa bà con về đây, địa phương vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, chùa… hỗ trợ gạo, nước uống, chăn, màng. Khi có thực phẩm, địa phương giao cho Hội phụ nữ phường tổ chức nấu cơm rồi mang đến cho người dân ăn".

Người dân Cà Mau tự chủ động tìm nơi tránh bão

Trả lời báo Zing.vn, ông Nguyễn Thành Công (59 tuổi) cho biết một ngày trước, khi hay tin bão số 16 (Tembin) tiến vào Biển Đông, ông đang mua nghêu giống ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) đã vội về nhà .

Dù gia đình có nhà xây dựng kiên cố nhưng ông Công vẫn không an tâm cho vợ, con với các cháu nên đã cho mọi người sơ tán về quê ở xã Phong Thạnh Đông, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu).

Muôn kiểu tránh bão của người dân Nam Bộ ảnh 2 Ông Nguyễn Thành Công. Ảnh: Zing

"Gia đình có 8 người lớn và 3 trẻ nhỏ thì các cháu đã về trong ruộng với 5 người. Tôi với con trai ở lại Đất Mũi để giữ nhà, con dâu nếu không trực ở trạm y tế thì cũng về quê rồi. Ở đây có rất nhiều người sơ tán sang các tỉnh xa biển, nhà nào khá giả thì thuê xe đi TP.HCM để tránh bão cho an toàn", ông Công nói.

Trưa cùng ngày, anh Danh Duy Cảnh, công an viên xã Long Điền Tây (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cùng đồng nghiệp đến tận nhà dân để đưa những người cuối cùng trong vùng ảnh hưởng của bão đến nơi an toàn. Hàng chục chiếc xe ngược xuôi Gành Hào - Giá Rai để đưa trên 53.000 người dân của huyện ven biển Đông Hải đến nơi tránh bão.

"Nhiều chủ doanh nghiệp đã đóng cửa công ty để đi Sài Gòn tránh bão dù nhà của họ xây dựng kiên cố. Người nào càng có nhiều tài sản thì họ càng sợ bão nên muốn đến nơi an toàn nhất", anh công an viên trẻ tuổi nói.

Muôn kiểu tránh bão của người dân Nam Bộ ảnh 3Người dân dùng bữa tại Đồn Biên phòng Sông Đốc. Ảnh: Báo Cà Mau

Ông Trần Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau), cho biết hơn 3.000 người dân của 751 gia đình trong kế hoạch sơ tán đã đến những nơi an toàn là trụ sở cơ quan, trạm y tế, trường học và nhà dân được xây dựng kiên cố.

"Ngoài con số trên, Đất Mũi còn có khoảng 1.000 người tự sơ tán vì bà con có nhà ở kiên cố nhưng vẫn không an tâm", ông Trường nói.

Tổng hợp

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.