Mỹ: Các chuỗi đồ ăn nhanh ngưng dùng hành tây sau vụ bùng phát khuẩn E. coli

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuỗi đồ ăn nhanh tại Mỹ đã ngừng sử dụng hành tây tươi trong thực đơn, sau khi loại rau này được xác định là nguồn gốc có thể gây ra đợt bùng phát vi khuẩn E. coli tại các nhà hàng McDonald's, khiến 49 người nhiễm bệnh và một người tử vong.
Mỹ: Các chuỗi đồ ăn nhanh ngưng dùng hành tây sau vụ bùng phát khuẩn E. coli

Tập đoàn Restaurant Brands International, công ty mẹ của thương hiệu Burger King, và công ty Yum! Brands cho biết họ đã loại bỏ hành tây khỏi các món ăn phục vụ khách hàng. Theo người phát ngôn của Burger King, khoảng 5% các cửa hàng của hãng đã loại bỏ hành tây khỏi thực đơn.

Ngày 24/10, McDonald's xác nhận rằng Taylor Farms, nhà cung cấp hành tây thái lát, đã bị loại bỏ. Taylor Farms chưa cung cấp bất kỳ thông tin phản hồi nào liên quan đến vấn đề này. Theo ngày 23/10 của US Foods, một trong những nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Mỹ, công ty này đã thu hồi một số lô hành tây vàng được sản xuất tại cơ sở ở tiểu bang Colorado. Các nhà phân phối thực phẩm bao gồm US Foods và Sysco Corp cũng thông báo cho khách hàng về việc thu hồi hành tây vàng.

Khoảng 5% cửa hàng của Burger King cũng nhận hàng từ Taylor Farms, song người phát ngôn của công ty cho biết hãng này chưa được cơ quan y tế liên hệ và chưa ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh nào. Yum! Brands, công ty điều hành các chuỗi KFC, Pizza Hut và Taco Bell, cho biết họ cũng đã loại bỏ hành tây để đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng.

Ngày 24/10, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng xác nhận rằng Taylor Farms, nhà cung cấp cho các cửa hàng McDonald's, bị ảnh hưởng và công ty này đã chủ động thu hồi sản phẩm.

Cơ quan Y tế Mỹ cho biết thêm rằng họ đang làm việc với các đối tác liên bang và tiểu bang cùng các công ty liên quan để điều tra xem hành tây có phải là nguồn gốc của đợt bùng phát này hay không. Cuối ngày 23/10, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết rằng hành tây tươi có khả năng là nguồn gốc của đợt bùng phát.

Các đợt bùng phát của vi khuẩn E. coli trước đây đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng tại các chuỗi thức ăn nhanh lớn khi khách hàng sử dụng thực phẩm do lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe. Các cơ quan quản lý vẫn đang điều tra xem liệu thịt bò của McDonald's có bị ảnh hưởng hay không, nhưng vi khuẩn E. coli sẽ bị loại bỏ trong thịt bò khi nấu chín đúng cách, trong khi món bánh hamburger Quarter Pounder được phục vụ với hành tây thái lát sống.

McDonald's đã ngừng bán Quarter Pounder tại khoảng 1/5 số nhà hàng tại Mỹ, bao gồm ở các tiểu bang Colorado, Kansas, Utah và Wyoming, và một phần của các tiểu bang Idaho, Iowa, Missouri, Montana, Nebraska, Nevada, New Mexico và Oklahoma.

Hãng này đã nhanh chóng hành động để giảm thiểu thiệt hại, đồng thời cố gắng trấn an khách hàng về những nỗ lực của họ. Điều này có thể rất quan trọng, các đợt bùng phát trước đây vào năm 2015 tại Chipotle Mexican Grill và năm 1993 tại Jack in the Box đã khiến doanh số bán hàng của các công ty này giảm mạnh trong nhiều quý.

Ngay sau đợt bùng phát tại McDonald's, nhiều người ở tiểu bang Colorado vẫn đang sử dụng thực đơn tại chuỗi nhà hàng này. Một số khách hàng tránh ăn hamburger.

Đợt bùng phát vi khuẩn E. coli lần đầu tiên được báo cáo cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hồi cuối tháng 9.

Theo CNA
Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.