Mỹ dần mất quyền kiểm soát Vùng Vịnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC là tín hiệu cho thấy sức ảnh hưởng của Tổng thống Mỹ Joe Biden với các nước đồng minh tại Vùng Vịnh đã suy giảm đáng kể so với những kỳ vọng ban đầu.
OPEC công bố quyết định cắt giảm sản lượng dầu hôm 5/10. Ảnh: NY Times
OPEC công bố quyết định cắt giảm sản lượng dầu hôm 5/10. Ảnh: NY Times

Động thái quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC hôm 5/10 xoá bỏ mọi nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm kìm hãm đà tăng mạnh của giá khí đốt trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại nước này đang đến gần, đồng thời hạn chế nguồn thu của Nga từ hoạt động xuất khẩu dầu.

Quyết định trên cũng cho thấy sự thất bại trong nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Biden trong cuộc gặp với Thái tử Arab Saudi trong vài tháng trước đó.

Trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái, quyết định của OPEC và các nhà sản xuất dầu cũng cho thấy những thách thức mà chính quyền Mỹ hiện phải đối mặt trong hoạt động quản lý kinh tế và chính sách đối ngoại của mình. Trước những tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine, năng lượng khí đốt được xem như một trong những vấn đề nổi cộm của tình hình chính trị quốc tế.

Quyết định trên được đưa ra sau những nỗ lực ngoại giao không thành công của chính quyền Mỹ nhằm ngăn chặn việc cắt giảm sản lượng dầu. Đây là tín hiệu cho thấy sức ảnh hưởng của Tổng thống Biden với các quốc gia đồng minh tại Vùng Vịnh thấp hơn nhiều so với những gì ông kỳ vọng.

Động thái trên cũng minh chứng cho một điều rằng OPEC+ luôn hành động vì lợi ích ngay cả khi tầm quan trọng của nguồn năng lượng dầu mỏ đang giảm dần. Tổ chức này đã lựa chọn theo đuổi mục tiêu duy trì giá dầu phục vụ lợi ích của các nước thành viên, thay vì thuận theo những mong muốn của phía Mỹ nhằm đối phó với Nga.

Cuộc họp của nhóm OPEC+ dưới sự dẫn dắt Nga và Arab Saudi đặt ra một loạt các vấn đề từ năng lượng, đối ngoại đến kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị tại Mỹ và cuộc xung đột tại Ukraine.

Mỹ đã tìm mọi cách nhằm ngăn chặn việc OPEC quyết định cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày bằng việc kêu gọi một số đồng minh thân cận như Arab Saudi thông qua các cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden với Thái tử Mohammed bin Salman, và các quan chức cấp cao hai nước.

Một số quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết vào thời điểm đó, Tổng thống Biden đã chấp nhận rủi ro khi quyết định thăm Arab Saudi, bất chấp những lời chỉ trích bởi Thái tử Mohammed từng bị C.I.A. kết luận phê chuẩn vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post vào năm 2018, nhằm giải quyết những mối quan ngại về an ninh quốc gia, trong đó mục tiêu chủ yếu là đàm phán tăng nguồn cung dầu. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, ông Biden từng gọi Arab Saudi là “pariah” - quốc gia bị bài xích.

Sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ đến Arab Saudi, dường như đã có những thoả thuận khi sản lượng dầu của nước này được đẩy lên mức 750.000 thùng/ngày, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày, qua đó giúp hạ thấp giá khí đốt và làm suy giảm nguồn thu của Nga từ việc xuất khẩu dầu.

Mỹ dần mất quyền kiểm soát Vùng Vịnh ảnh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden cụng tay Arab Saudi Thái tử Mohammed bin Salman trong chuyến thăm chính thức ngày 15.7. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, quyết định gia tăng sản lượng dầu không kéo dài quá lâu. Mặc dù đẩy mạnh sản xuất dầu trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, nhưng Arab Saudi đã từ chối duy trì mức tăng đó trong khoảng thời gian còn lại của năm 2022.

Các nhà lãnh đạo của Arab Saudi và OPEC bày tỏ lo ngại về “bóng ma” suy thoái toàn cầu sẽ đẩy giá dầu xuống thấp, từ 120 USD/thùng trong mùa hè xuống mức dưới 80 USD. Họ lo sợ rằng ngân sách quốc gia sẽ phải cắt giảm, kéo theo đó là những mối đe doạ tiềm tàng đến sự ổn định xã hội trong nước. Động thái trên của Arab Saudi được cho nhằm ngăn chặn những diến biến xấu trước bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp.

Mặc dù hoạt động sản xuất dầu của một số nước thành viên OPEC hoạt động kém hiệu quả so với mục tiêu đề ra, nhưng quyết định cắt giảm sản lượng dầu được công bố ngày 5/10 sẽ khiến sản lượng dầu trên toàn cầu giảm đi 2% mỗi ngày. Các chuyên gia ước tính động thái trên của OPEC nhiều khả năng tăng thêm áp lực đối với giá xăng dầu tiêu dùng.

Với Tổng thống Mỹ Joe Biden, quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC được đưa ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại nước sẽ diễn ra trong vòng chưa đầy một tháng.

Ngoài những tác động đối với tình hình chính trị và lạm phát, quyết định trên còn phá vỡ mục tiêu lôi kéo các nước đồng minh tại Vùng Vịnh của Mỹ, nhằm cô lập Nga – một trong những nước thành viên chủ chốt của nhóm OPEC+.

Điều này không gây bất ngờ. Trong những tháng gần đây, Iran – một thành viên của nhóm OPEC, cũng dần trở nên thân thiết hơn với Nga, thậm chí hai nước này đã thực hiện các thương vụ mua bán máy bay không người lái.

Trong cuộc họp tại Vienna của nhóm OPEC+, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak, người đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, cũng tham dự. Ông Novak đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối các nước sản xuất dầu, và giúp Nga tìm cách vượt qua những nỗ lực kiểm soát dầu của Mỹ và phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu của nước này.

Nỗ lực kiểm soát giá dầu của Nga được Mỹ và phương Tây thúc đẩy đang đứng trước bờ vực “phá sản”. Quyết định giảm sản lượng dầu của OPEC+ nhiều khả năng sẽ giúp Nga đẩy mức giá xuất khẩu dầu lên cao, qua đó bù lại khoản chiết khấu lớn dành cho Trung Quốc và một số quốc gia khác nhằm duy trì sự ủng hộ, hợp tác trong bổi cảnh bị Mỹ và phương Tây cô lập. Về bản chất, việc cắt giảm sản lượng dầu sẽ nâng khoản doanh thu, lợi nhuận của tất cả các nước thành viên OPEC+, bao gồm cả Nga và Iran, lên đáng kể.

Theo tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Brian Deese, Tổng thống Joe Biden vô cùng “thất vọng trước quyết định thiển cận của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng dầu trong khi nền kinh tế toàn cầu đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc xung đột tại Ukraine”. Các quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết Tổng thống Biden sẽ "tham vấn ​​Quốc hội nhằm củng cố, bổ sung các công cụ và cơ quan chuyên trách để giảm bớt sự kiểm soát của OPEC đối với giá năng lượng".

Về phía Arab Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng Năng lượng nước này giải thích rằng việc giảm sản lượng dầu chỉ là một quyết định “cẩn tắc vô áy náy”, và không đề cập đến những thỏa thuận ngầm với chính quyền Mỹ hồi tháng 7 vừa qua.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden hoàn toàn bất ngờ trước động thái trên. Ngày 4/10, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre trả lời các phóng viên rằng "Mỹ không xem xét các đợt cung cấp dầu bổ sung" từ Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược quốc gia ngoài những gì Tổng thống Biden đã thông báo trước đó. Tuy nhiên, chưa đầu 24 giờ sau, vào sáng ngày 5/10, sau khi OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu, Nhà Trắng đưa ra tuyên bố “Tổng thống sẽ tiếp tục chỉ đạo" các đợt cung cấp dầu bổ sung từ kho dự trữ "ở mức cân đối để bảo vệ người tiêu dùng Mỹ và thúc đẩy an ninh năng lượng”.

“Rõ ràng là OPEC+ đang đứng về phía Nga sau quyết định ngày hôm nay,” bà Jean-Pierre trả lời phóng viên hôm 5/10.

Các quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết, chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden đến Arab Saudi đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong việc chấm dứt chiến tranh ở Yemen, cũng như thiết lập quan hệ giữa Arab Saudi với Israel. Tuy nhiên, quyết định của Arab Saudi trong việc ủng hộ OPEC cắt giảm sản lượng dầu, đồng thời phớt lờ sức ép từ phía Mỹ, đã ngăn thêm khoảng cách giữa hai đối tác chiến lược lâu năm.

Dưới các đời tổng thống tiền nhiệm, Mỹ có thể tạo sức ép lên các nước đồng minh tại Vùng Vịnh nhằm kêu gọi ủng hộ và thực hiện yêu cầu mà nước này đưa ra, đổi lại mối quan hệ khăng khít với Mỹ và những cam kết bảo vệ trước các cuộc tấn công từ phía bên ngoài. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Joe Biden, những “đòn bẩy” của Mỹ không còn phát huy được tác dụng và tạo được những ảnh hưởng lớn trong chính sách ngoại giao của mình.

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman dường như cố tình tách khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, tích cực vun đắp, mở rộng mối quan hệ với các nước, đặc biệt là với Nga và Trung Quốc. Thái tử Mohammed nhấn mạnh rằng Arab Saudi không phải là đối tác “dưới cơ” của Mỹ, và khẳng định nước này sẵn sàng từ chối bất kỳ yêu cầu nào đi ngược lại lợi ích quốc gia.

Kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, việc củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và Arab Saudi luôn được đề cập trong các cuộc trao đổi giữa lãnh đạo hai nước. Nhưng mọi nỗ lực chỉ thực sự rõ ràng trong những tháng gần đây, sau cái bắt tay chính thức giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman.

Tuy nhiên, quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC ngày 5/10 cho thấy những nỗ lực tái thiết mối quan hệ giữa hai nước không được duy trì, Arab Saudi dường như không coi trọng lợi ích từ việc giúp đỡ, ủng hộ Mỹ.

Một số nhà phân tích chính trị coi động thái này như một đòn giáng thẳng vào ông Biden.

“Trong quyết định này chắc chắn có yếu tố chính trị chứ không chỉ là câu chuyện lợi nhuận”, chuyên gia Cinzia Bianco, một nhà nghiên cứu Vùng Vịnh tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, nhận định. Theo nhà nghiên cứu Cinzia, Arab Saudi rất thất vọng với những gì họ nhận được từ phía Mỹ sau chuyến thăm của ông Biden.

Giới chức Arab Saudi bác bỏ những ý kiến trên, đồng thời nhấn mạnh rằng OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu đơn thuần chỉ vì lý do kỹ thuật.

Ali Shihabi, một nhà phân tích người Arab Saudi, khẳng định: “Đây chắc chắn không phải là một hành động thù địch, nhằm chống lại Tổng thống Biden. Không liên quan gì đến ông Biden. Đó chỉ là biện pháp bình ổn giá trong một biên độ có thể chấp nhận được”.

Ông Shihabi cho biết dầu mỏ là sản phẩm trọng yếu đối với nền kinh tế nước này: “Arab Saudi chỉ đang cố gắng duy trì huyết mạch của nền kinh tế. Mọi thứ tại Arab Saudi đều phụ thuộc vào mặt hàng này".

Theo Karen Young, học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng toàn cầu tại Đại học Columbia, cho biết: “Đây chắc chắn là một động thái thể hiện quyền lực Arab Saudi. Họ đang cho thấy Arab Saudi có khả năng tạo lập, kiểm soát thị trường này".

Theo NY Times
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.