Phương Tây bất đồng vì một số đồng minh hưởng lợi lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - EU khiếu nại khi lợi nhuận của Mỹ, Na Uy ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Na Uy và Mỹ đang hưởng lợi lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Ảnh: energyintel.com
Na Uy và Mỹ đang hưởng lợi lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Ảnh: energyintel.com

Theo trang tin EURACTIV.de (Đức) ngày 6/10, khi Mỹ và Na Uy thu được lợi nhuận chưa từng có từ việc giá năng lượng tăng cao, các nước EU đang phàn nàn nhiều hơn và chuẩn bị kiến nghị Ủy ban châu Âu đàm phán một thỏa thuận tốt hơn.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã khiến giá năng lượng tăng đột biến. Trong khi Nga là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất, thì các đồng minh của EU, chủ yếu là Mỹ và Na Uy, cũng đang thu được lợi nhuận khổng lồ khi họ lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.

Một số nước EU, như Ba Lan, từ lâu đã yêu cầu đàm phán với Na Uy để giảm giá. Đến nay, Đức cũng đã phải lên tiếng.

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết Mỹ và nhiều quốc gia đang cung cấp khí đốt cho châu Âu đang lợi dụng cuộc khủng hoảng năng lượng để kiếm lời.

“Một số quốc gia, kể cả những quốc gia đồng minh vẫn sẵn sàng áp giá khí đốt cao ngất ngưởng đối với các hợp đồng giao ngay cho châu Âu. Điều này đặt ra nhiều vấn đề”, ông Habeck nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Neue Osnabruecker Zeitung.

Về phần mình, nghị sĩ nghị viện châu Âu của Đức Michael Bloss cho rằng rằng "EU đang ở cùng một con thuyền với Mỹ hoặc Na Uy trong cuộc khủng hoảng này".

“Việc đóng băng khí đốt của Nga không được làm suy yếu EU. Là đồng minh, chúng ta nên hỗ trợ lẫn nhau thay vì khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Do đó, Mỹ nên đưa ra một mức giá LNG dựa trên mức của năm trước”, nghị sĩ Bloss nói.

Theo dự thảo văn bản kết luận, các nhà lãnh đạo EU sẽ kêu gọi Ủy ban châu Âu đẩy nhanh “đàm phán với các đối tác” để “giảm giá nhập khẩu cho Liên minh châu Âu”.

Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Nicolae Ștefănuță nhận xét: “Trong một cuộc khủng hoảng năng lượng ở mức độ lớn như vậy, các giải pháp phải được tìm ra cùng nhau trên tinh thần đoàn kết".

Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ sự thành công của cách tiếp cận mới này nhằm mục đích cân bằng tổn thất của cuộc khủng hoảng năng lượng giữa các đồng minh - đặc biệt là liên quan đến Mỹ, nước sẽ phải được thuyết phục để can thiệp vào thị trường của chính mình.

Thierry Bros, chuyên gia khí đốt và Giáo sư tại Đại học Sciences Po, giải thích: “Có vẻ như không thể", đồng thời lưu ý không có khả năng Na Uy cũng sẽ nhượng bộ các yêu cầu của EU.

Ông Bros giải thích: “Đối với Na Uy, hiến pháp quy định chính phủ phải tối đa hóa giá thuê hydrocacbon".

Na Uy, hiện là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của EU, đang thu được lợi nhuận khổng lồ từ cuộc xung đột Nga - Ukraine dẫn đến sự tăng vọt giá năng lượng. Các quan chức Na Uy nói rằng họ gặp khó khăn với lợi nhuận như vậy.

Tuy nhiên, Chính phủ Na Uy đã cực kỳ miễn cưỡng hướng tới một giải pháp công bằng vì thu được lợi nhuận khổng lồ. Chính phủ Na Uy lập luận rằng quỹ hưu trí của họ đang bị ảnh hưởng do xung đột, vì vậy nước này cần lợi nhuận.

Mặt khác, khi cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài, áp lực đối với Chính phủ Na Uy trong việc viện trợ cho các đồng minh EU của họ sẽ gia tăng.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.