Nga né trừng phạt của phương Tây thế nào qua 'thị trường xám'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Thông qua "thị trường xám", người Nga vẫn được tiếp cận những mặt hàng như iPhone hay váy Zara ngay cả khi các nhà sản xuất phương Tây đã rời khỏi Nga từ lâu. Nhưng những hàng nhập khẩu song song này liệu có hợp pháp?
Nhà bán lẻ Apple tại Nga, re:Store có thể tiếp tục nhập những mẫu iPhone mới nhất nhờ nhập khẩu song song, hay giao dịch "thị trường xám". Ảnh: DW
Nhà bán lẻ Apple tại Nga, re:Store có thể tiếp tục nhập những mẫu iPhone mới nhất nhờ nhập khẩu song song, hay giao dịch "thị trường xám". Ảnh: DW

Theo trang DW (Đức), Nga đã nhập khẩu hàng hóa mà không có sự đồng ý của các nhà sản xuất phương Tây trong nhiều tháng qua. Đó là một phần của kế hoạch nhằm giúp nước này vượt qua các hạn chế về nguồn cung do các quốc gia và công ty phương Tây đưa ra để đáp trả cuộc xung đột tại Ukraine.

Ông Denis Manturov, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công thương Nga, cho biết nhập khẩu song song, hay giao dịch trên “chợ xám”, vào Nga có tổng trị giá 6 tỷ USD (5,9 tỷ euro) từ tháng 5 đến tháng 7 vừa qua.

Nga đã khởi động kế hoạch nhập khẩu song song, bao gồm các mặt hàng từ phụ tùng ô tô đến máy chơi game, vào tháng 5 khi nhập khẩu sụt giảm do các lệnh trừng phạt của phương Tây và nhiều công ty nước ngoài rời Nga để tránh bất kỳ thiệt hại tiềm tàng nào về danh tiếng.

"Rõ ràng là Nga có các thủ tục để cố gắng có được nhiều mặt hàng nhập khẩu quan trọng mà họ cần để duy trì nền kinh tế và duy trì cuộc xung đột", ông Timothy Ash, chiến lược lược gia thị trường từ BlueBay Asset Management, nói với DW. "Câu hỏi và thách thức sẽ là phương Tây sẽ làm gì để tìm cách thắt chặt chế độ trừng phạt nhằm ngăn điều đó xảy ra."

Nhập khẩu song song là gì?

Nhập khẩu song song để chỉ hàng hóa chính hãng được nhập khẩu vào thị trường mà không được sự đồng ý của nhà sản xuất cho địa bàn đó. Ví dụ: nếu một chiếc quần jean Levi's được sản xuất, đóng gói và định giá cho thị trường Ấn Độ được một người nhập khẩu để bán ở Đức bên ngoài các kênh phân phối chính thức của nhà sản xuất quần áo đó thì đó là nhập khẩu song song.

Những mặt hàng nhập khẩu như vậy được coi là giao dịch trên “thị trường xám” vì chúng được bán bởi các đại lý trái phép. Do chủ sở hữu thương hiệu không có quyền kiểm soát việc phân phối những hàng hóa này, nên chúng không nằm trong kế hoạch bảo hành của họ.

Nga né trừng phạt của phương Tây thế nào qua 'thị trường xám' ảnh 1

Nhiều công ty phương Tây, trong đó có Ikea đã rút khỏi Nga. Ảnh: Getty Images

Nga đang làm gì?

Vào tháng 5, Nga đã công bố danh sách các hàng hóa phương Tây đủ điều kiện được nhập khẩu theo cơ chế nhập khẩu song song. Danh sách bao gồm các mặt hàng nhập khẩu quan trọng như tàu chiến, phụ tùng thay thế cần thiết cho ngành đường sắt, linh kiện ô tô cũng như hàng tiêu dùng như đồ điện tử, thiết bị gia dụng, quần áo, giày dép và mỹ phẩm - những mặt hàng mà Moskva cho biết các nhà sản xuất phương Tây "từ chối cung cấp trực tiếp".

Một số thương hiệu trong danh sách này là Mercedes-Benz, Volkswagen, Continental, Ferrari, Apple, Samsung, Microsoft, Siemens, Duracell, Canon và PlayStation….

Kế hoạch của Nga đã cung cấp cho các nhà nhập khẩu sự bảo vệ tránh những vụ kiện tụng dân sự khi bỏ qua các kênh phân phối chính thức. Phần lớn hàng nhập khẩu song song vào Nga đến từ các nước hậu Xô Viết như Kazakhstan, Armenia và Belarus.

Giao dịch trên “thị trường xám” có hợp pháp không?

Nhập khẩu song song thường không bất hợp pháp. Chúng là những sản phẩm nguyên bản, đã được cấp phép, chỉ có được thông qua các kênh phân phối song song, thường đắt hơn.

Tài liệu của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới cho biết: "Nếu các sản phẩm được bán hoặc nhập khẩu bởi các bên thứ ba thuộc phạm vi bằng sáng chế, nhãn hiệu hoặc bản quyền có hiệu lực ở quốc gia cụ thể này, việc bán hoặc nhập khẩu như vậy của các bên thứ ba nhìn chung bị coi là vi phạm".

Theo hãng tin Interfax, kế hoạch của Nga liên quan đến nguyên tắc quốc tế về hết bản quyền, cho phép một công ty Nga nhập khẩu sản phẩm mà không cần sự đồng ý của nhà sản xuất ngay khi bắt đầu bán ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Điều này có nghĩa là khi Apple, công ty nằm trong danh sách nhập khẩu song song của Nga, bắt đầu bán iPhone 14 vào cuối năm nay, các đại lý bán lại của Nga như re: Store sẽ có thể nhập chúng để bán bất chấp người khổng lồ công nghệ Mỹ đã rút khỏi thị trường Nga từ vài tháng trước.

Nhập khẩu song song hỗ trợ nền kinh tế Nga như thế nào?

Kế hoạch của Nga nhằm đảm bảo sự sẵn có ở trong nước của các mặt hàng nhập khẩu quan trọng, vốn đã giảm mạnh sau khi các công ty phương Tây rời đi.

Nga né trừng phạt của phương Tây thế nào qua 'thị trường xám' ảnh 2
Nhiều thương hiệu xa xỉ, như Bvlgary đã rút khỏi Nga.

Moskva dự kiến ​​nhập khẩu song song sẽ đạt 16 tỷ USD trong năm nay, con số chỉ tương đương 4% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2021. Trong khi đó, tổng nhập khẩu vào Nga dự kiến ​​sẽ giảm tới 1/3 trong năm nay.

"Vấn đề lớn nhất đối với Tổng thống Putin là sẽ xây dựng lại quân đội Nga, quân đội đã bị phá hủy hàng loạt về trang thiết bị ở Ukraine. Nếu việc sản xuất ô tô ở Nga bị đình trệ vì họ không thể có được các linh kiện điện tử, thì hãy tưởng tượng nỗ lực phục hồi một xe tăng, hay sản xuất xe tăng hoặc một chiếc máy bay”, chuyên gia Ash nói.

Các chuyên gia nói rằng các mặt hàng tiêu dùng và xa xỉ khác nhau trong danh sách nhập khẩu song song nhằm đảm bảo người Nga tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ mà không bị gián đoạn nhiều khi đối mặt các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Phương Tây có thể làm gì để hạn chế nhập khẩu song song vào Nga?

Vì Nga đang áp dụng quy tắc hết bản quyền quốc tế, các công ty phương Tây có thể không làm được gì nhiều để ngăn chặn việc nhập khẩu song song hàng hóa của họ.

Chuyên gia Ash nói rằng các chính phủ phương Tây có thể khuyến khích các quốc gia và công ty không giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt hoặc thậm chí đe dọa họ bằng các biện pháp trừng phạt thứ cấp. Ông Ash nói: “Nga càng nói với chúng ta về điều này, họ càng công khai về nó, thì phương Tây càng có xu hướng thắt chặt các biện pháp trừng phạt để ngăn điều đó xảy ra”.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.