Ngân hàng VPBank “cắt cổ” khách hàng bằng lãi suất 60%/năm

Thời gian qua, dư luận nóng lên bởi thông tin Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã cho khách hàng vay với lãi suất “trên trời” 27% và 35%/năm, ngang với lãi suất vay của các “tín dụng đen”. Không chỉ dừng lại ở đó, mới đây, còn có thông tin VPBank còn “cắt cổ” khách hàng với mức lãi suất 60%/năm.
Ngân hàng VPBank “cắt cổ” khách hàng bằng lãi suất 60%/năm

Ngày 16/2/2013, anh Nguyễn Văn Tuân (Sơn Tây, Hà Nội) cùng đại diện phía Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (VP Bank) đã kí hợp đồng tín dụng số 20131214-101051-0003 với số tiền vay là 20.000.000 VNĐ (hai mươi triệu đồng), thời hạn vay là 12 tháng, với mức lãi suất là 5%/tháng hay 60%/năm.

Như vậy, căn cứ theo mức lãi suất trên hợp đồng mà phía Ngân hàng VPBank đang áp dụng gói vay tín dụng đối với anh Tuân thì số tiền lãi mà anh Tuân sẽ phải trả là không hề nhỏ.

Ngân hàng VPBank “cắt cổ” khách hàng bằng lãi suất 60%/năm - anh 1

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank

Trao đổi với phóng viên, anh Tuân chia sẻ, thời điểm đó tôi đang cần tiền gấp nên được một nhân viên của VP Bank là chị Phương tư vấn cho tôi vay số tiền 20.000 000 đồng mà không cần tài sản thế chấp. Theo anh Tuân thì lúc đầu nhân viên tư vấn cho anh mức lãi suất một đằng nhưng thực tế thì mức lãi suất mà anh phải chịu lại cao hơn nhiều so với những gì được tư vấn.

Cụ thể, lúc tư vấn thì chị Phương không hề nói mức lãi suất mà anh Tuân phải chịu mà chỉ tư vấn một cách vòng vo. Đến khi làm hợp đồng vay nợ, thấy bản hợp đồng ghi lãi suất tối đa hàng tháng là 5%/tháng. Và thực tế khi được giải ngân và xem tờ lịch trả nợ hàng tháng do VPBank gửi thì anh Tuân mới biết được mức lãi suất Ngân hàng này áp dụng là 5%/tháng tức là 60%/năm. Tuy nhiên, thời điểm đó tôi đang rất khó khăn nên đã đồng ý vay. Nhưng số tiền tôi vay cũng không được nhận đủ là 20.000.000 theo hợp đồng, anh Tuân chia sẻ.

Điều đáng nói là mặc dù vay tiêu dùng nhưng anh Tuân lại phải gánh thêm khoản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với mức phí 950.000 đồng. Rõ ràng là khách hàng đang bị phía VPBank “cho vào bẫy” bởi lẽ đã vay với lãi suất “cắt cổ” như tín dụng đen rồi lại còn phải mua b ảo hiểm cho khoản vay đó. Một điều dễ dàng nhận thấy là từ nội dung hợp đồng đến kiểu cách tư vấn của nhân viên đều nhằm mục đích đưa khách hàng vào bẫy.

Theo luật sư Nguyễn Bằng Phi (VP Luật sư Nguyễn Bằng Phi và cộng sự), căn cứ vào Thông tư 08/2014 và Quyết định số 2174 do Ngân hàng Nhà nước ban hành thì đây là hợp đồng ngắn hạn và thường áp dụng mức lãi suất điều chỉnh. Tuy nhiên, ở đây phía VPBank đã áp dụng mức lãi suất kinh hoàng 60%/năm là không thể chấp nhận được. Hơn thế nữa, khi tư vấn một đằng nhưng mức lãi suất áp dụng trong hợp đồng được kí lại khác hoàn toàn chứng tỏ phía Ngân hàng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng.

Chúng tôi đã liên lạc với phía Ngân hàng VP bank và sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về diễn biến vụ việc.

Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Theo quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm, có hiệu lực từ ngày 01/12/2010.

Nhóm PV

Xem thêm:

- Dự án “Trung tâm giới thiệu sản phẩm ngành nghề truyền thống”: Ai mới là chủ đầu tư thực sự?

- "Đại chiến" mì ăn liền: Vì sao mì Hảo Hảo "đưa" mì Hảo Hạng ra tòa?

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.