Ngày 28/2 xét xử vụ Navibank: Triệu tập nhiều cựu lãnh đạo ngân hàng

Chủ tọa phiên tòa - thẩm phán Vũ Thanh Lâm hôm qua cho biết vừa có quyết định đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (NaviBank), nay là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân, ra xét xử sơ thẩm tại TAND TPHCM vào ngày 28/2.
 
Tòa vừa có quyết định trích xuất 2 bị án Huyền Như và Võ Anh Tuấn đến phiên tòa xử vụ Navibank vào ngày 28/2. Ảnh: Tân Châu.
Tòa vừa có quyết định trích xuất 2 bị án Huyền Như và Võ Anh Tuấn đến phiên tòa xử vụ Navibank vào ngày 28/2. Ảnh: Tân Châu.

Dự kiến xử trong 18 ngày

Theo quyết định triệu tập, phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 28/2 đến ngày 16/3. 10 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo Navibank cùng truy tố về tội “Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Lê Quang Trí (nguyên tổng giám đốc), Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn (đều là nguyên phó giám đốc). 6 bị cáo còn lại nguyên là trưởng các phòng ban của Navibank.

Thẩm phán Vũ Thanh Lâm cho biết, tại phiên toà này 2 bị án Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn cũng bị trích xuất tham gia phiên tòa cùng 6 cá nhân khác cũng bị Tòa triệu tập. Navibank được xác định là nguyên đơn dân sự của vụ án. Ngoài ra, Tòa cũng quyết định triệu tập nguyên giám đốc và 2 phó giám đốc VietinBank Chi nhánh TPHCM với tư cách người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Đó là các ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên giám đốc), bà Nguyễn Thị Minh Hương và ông Trương Minh Hoàng (cùng nguyên phó giám đốc). Hơn 10 ngày trước, tại phiên tòa xử vụ Huỳnh Thị Huyền Như, các ông Sẽ, bà Hương cũng bị triệu tập nhưng họ đều vắng mặt. Bà Hương có đơn xin vắng mặt do đang cấp cứu tại bệnh viện trong khi ông Sẽ đã qua Mỹ chữa bệnh.

Bị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng

Theo cáo trạng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết thúc điều tra bổ sung lần thứ 2 vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của VietinBank Chi nhánh TPHCM) giai đoạn 2 cho thấy: Từ tháng 4/2011, Lê Quang Trí đã họp thống nhất chủ trương để các nhân viên Navibank đứng tên, gửi hơn 1.500 tỷ đồng vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TPHCM để nhận gần 76 tỷ đồng tiền lãi. 3 tháng sau VietinBank Chi nhánh Nhà Bè quyết toán cho NaviBank hơn 1.000 tỷ đồng, còn 500 tỷ đồng chưa đến hạn quyết toán được gửi vào Vietinbank Chi nhánh TPHCM bằng 18 hợp đồng.

Ngày 7/9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã tất toán 12 hợp đồng với tổng số tiền 300 tỷ đồng. Số tiền 200 tỷ đồng còn lại qua điều tra cho thấy Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt. Để Navibank bị mất tiền, theo cáo trạng, các bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Navibank gửi tiền vào VietinBank vi phạm các quy định pháp luật, tạo điều kiện để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt và NaviBank chứ không phải VietinBank là đơn vị chịu thiệt hại.

Vụ Navibank này là một phần của “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như, tháng 1/2014, Huỳnh Thị Huyền Như bị TAND TPHCM tuyên án tù chung thân cho cả hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Đến tháng 2/2015, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM đã tuyên hủy một phần bản án nêu trên để điều tra lại nhằm làm rõ hành vi tham ô tài sản của Huyền Như trong việc chiếm đoạt 1.285 tỷ đồng của một số công ty, cá nhân và ngân hàng, trong đó Navibank thiệt hại 200 tỷ đồng. Cơ quan điều tra tách ra thành 2 vụ, trong đó Navibank thành 1 vụ để điều tra riêng. Ngày 9/2 vừa qua, TAND TPHCM đã tuyên án sơ thẩm 1 vụ và nay chuẩn bị đưa vụ Navibank ra xét xử.

Thẩm phán Vũ Thanh Lâm cho biết tại phiên toà này 2 bị án Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn cũng bị trích xuất tham gia phiên tòa cùng 6 cá nhân khác cũng bị Tòa triệu tập. Navibank được xác định là nguyên đơn dân sự của vụ án. Ngoài ra, Tòa cũng đã quyết định triệu tập nguyên giám đốc và 2 phó giám đốc VietinBank Chi nhánh TPHCM với tư cách người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.

Theo Tiền Phong

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).