Điều mà ai cũng thấy là lâu nay, lễ khai giảng thường kéo dài mấy giờ đồng hồ, học sinh ngồi, thường là ngoài trời, chứng kiến những nghi thức nặng tính hành chính.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị thống nhất một ngày khai giảng chung |
Do đó, khi Phó Thủ tướng nói: “Tôi đề nghị năm nay chỉ nên có một ngày khai trường duy nhất, có thể tổ chức vào ngày 4 hay 5-9. Phần nghi lễ chỉ nên có nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, hiệu trưởng đọc thư của Chủ tịch nước, phần phát biểu của lãnh đạo ngắn gọn, còn lại dành phần lớn thời gian tổ chức hoạt động cho thầy, trò, để ngày khai trường thật sự là ngày hội đến trường của học sinh”, thì đó là tín hiệu vui về sự quan tâm thật sự và cụ thể đến học sinh.
Tuy nhiên, dù có khai giảng vào ngày 4 hay 5-9, với một nghi lễ vui tươi và bớt rườm rà, thì điều ai cũng biết là trên thực tế, trẻ em đi học từ sớm hơn nhiều so ngày khai giảng, nhất là trẻ em tiểu học.
Toàn dân đưa trẻ đến trường từ giữa, thậm chí đầu tháng 8. Cho đến cuối tháng 8, nhiều trường đã ổn định lớp học. Ngày khai giảng, bởi thế, dù bớt đi những nghi lễ không cần thiết, vẫn chỉ là ngày khai giảng mang tính hình thức. Và náo nức thật sự không còn nữa với các em.
Vậy nên, đổi mới nền giáo dục cho đúng nghĩa, thì cần nhiều hơn việc thay đổi nghi thức một lễ khai giảng. Chỉ mừng là với chỉ đạo của Phó Thủ tướng, năm học này chắc sẽ có một lễ khai giảng vui với học sinh hơn mọi năm.
Hợp tác cùng Thời Nay
>>> Xem thêm:
- Những lưu ý khi nộp - rút hồ sơ, thay đổi nguyện vọng xét tuyển
- TS Lương Hoài Nam góp ý cho dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT
- Từ 15 đến 17 điểm các thí sinh nên xét tuyển vào trường nào?