Nghệ thuật vẽ truyện cổ Bali chuyển mình giữa dòng chảy đương đại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Dưới bàn tay đầy sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ đương đại, tập tục vẽ tay các tri thức thiêng liêng lên lontar của người Bali, Indonesia, đang được khoác lên những tấm áo mới đầy thú vị.
Tác phẩm ‘Opposite’ (2021): Nữ nghệ sĩ Ema Kusumilawati kết hợp lontar và đĩa đồng để vẽ prasi. Ảnh: Prasi
Tác phẩm ‘Opposite’ (2021): Nữ nghệ sĩ Ema Kusumilawati kết hợp lontar và đĩa đồng để vẽ prasi. Ảnh: Prasi

Lontar, một dạng bản thảo xa xưa của người Bali, Indonesia, được làm thủ công từ những chiếc lá thốt nốt sấy khô màu be nhạt. Với mỗi trang dài khoảng 25cm, người nghệ nhân sẽ sử dụng pangrupak, một dụng cụ kim loại sắc bén có tay cầm, để khắc lên đó những con chữ và nét vẽ đẹp mắt. Sau đó, vụn lá sẽ được gạt bỏ bằng cách chà thuốc nhuộm đen từ cây phỉ dọc theo thớ lá vừa khắc.

Người Bali dùng lontar để ghi chép những tri thức về tôn giáo và xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, dạng truyện tranh được gọi là Prasi.

Một luồng sinh khí mới đang được các nghệ sĩ trẻ thổi vào prasi. Những năm gần đây, nhiều tác phẩm thể hiện sự khéo léo mới mẻ này đã được trưng bày tại các cuộc triển lãm khắp Indonesia. Tháng 2 năm 2021, tại triển lãm Prasara Prasikala Nukilan Taru Mahottama, phòng văn hóa của chính quyền Bali đã giới thiệu tới công chúng 60 tác phẩm prasi đặc sắc của các nghệ sĩ Bali nói riêng và Indonesia nói chung.

Một trong những động lực thúc đẩy sự bùng nổ này là Cộng đồng Oprasi, bao gồm bởi các sinh viên và cựu sinh viên từ Đại học UNDIKSHA, Singaraja, phía bắc Bali. Được thành lập vào năm 2018, Oprasi là kết quả của việc đưa môn học mới Prasi học vào chương trình giảng dạy của UNDIKSHA năm 2017. Hai thành viên của Oprasi vừa có tác phẩm được chọn tham gia Triển lãm các nghệ sĩ mới nổi Bali 2022 diễn ra từ ngày 16/4 đến 31/5 tại Sika Gallery, Ubud.

Nghệ thuật vẽ truyện cổ Bali chuyển mình giữa dòng chảy đương đại ảnh 1

Các kỹ thuật vẽ prasi được thể hiện trong tác phẩm New methods: ‘Sutasoma’ (2020) của nghệ sĩ Kadek Wiradinata. Ảnh: Richard Horstman

Putu Dika Pratama, 23 tuổi, bắt đầu làm quen với prasi đầu năm 2020 và nhanh chóng trở nên điêu luyện. Ba tác phẩm của anh được thể hiện trên nắp những chiếc rương gỗ có khóa. Các hình vẽ được lấy cảm hứng từ bối cảnh lịch sử của những người Bali xa xưa ở làng của anh, Wongaya Gede, một khu vực hẻo lánh tại Bali.

Tác phẩm nổi bật của Pratama, “Sang Patih”, là một tác phẩm có sự cân bằng, hình thức và cách kể chuyện đáng chú ý. Bằng cách miêu tả chủ thể ngồi thiền trong bối cảnh tâm linh, anh muốn thể hiện sự hòa hợp hoàn hảo với thiên nhiên. “Chiếc rương bị khóa như một phép suy luận tương tự. Từ những gì nghiên cứu được, tôi nhận ra nhiều bí ẩn trong thời kỳ này của Bali vẫn chưa được tiết lộ,” Pratama chia sẻ.

Pratama mất hai tuần để hoàn thành tác phẩm. Anh nhận định: “Khi tôi thể hiện bản thân thông qua prasi, tôi cảm nhận được sự hài lòng rõ rệt, không giống như các loại hình nghệ thuật khác. Nó cho phép tôi vượt qua ranh giới sáng tạo của mình. "

Nghệ thuật vẽ truyện cổ Bali chuyển mình giữa dòng chảy đương đại ảnh 2

Chiếc rương bị khóa ‘Sang Patih’ 2021 Ảnh: Putu Dika Pratama

Kadek Joning Prayoga, thành viên khác của Oprasi, lại đam mê thử nghiệm các kỹ thuật mới. Các tác phẩm ba chiều của anh đều ẩn chứa sự kết hợp các ý tưởng kỹ thuật và nghệ thuật. “Tôi đặc biệt quan tâm đến prasi vì vật liệu và kỹ thuật là độc đáo nằm ngoài lĩnh vực nghệ thuật đương đại. Kỹ thuật tạo sợi đã từng là thử thách đối với tôi, cho tới khi tôi học được đặc tính khác biệt của sợi lá trong prasi,” anh cho biết.

Với tác phẩm tương tác “Mepliseran” (Quay tròn) của mình, Prayoga mời khán giả kéo một đòn bẩy lên và xuống, từ đó đẩy chuyển động của những đôi cánh được trang trí bằng prasi. Anh đã khéo léo biến những khúc tre nhỏ bằng dây làm hệ thống gắn trên khung gỗ. Người nghệ sĩ trẻ này bộc bạch rằng, anh muốn thay đổi cách nhìn của công chúng đối với prasi, nhất là khi họ luôn nghĩ rằng prasi gắn với những điều huyền bí.

Oprasi, nhóm sinh viên đã thúc đẩy sự đổi mới của nghệ thuật vẽ tranh này, cho biết: “Phong trào này của Oprasi không chỉ nhằm bảo tồn truyền thống hay phá vỡ các quy ước hiện có. Thay vào đó, chúng tôi đang xây dựng các quy ước và định nghĩa của riêng mình về prasi. Nghệ thuật prasi và các loại hình khác trong văn hóa Bali sẽ còn tiếp tục phát triển. Sự sáng tạo và nhận thức luôn song hành với nhau ”.

Nghệ thuật và hàng thủ công truyền thống của Bali đang đem lại tiềm năng khám phá to lớn cho những nghệ sĩ trẻ. Vượt ra ngoài những cách diễn đạt cổ xưa, sự phát triển của prasi không chỉ giới thiệu một khía cạnh mới mẻ của nền nghệ thuật đương đại địa phương mà còn đóng góp giá trị mới cho văn hóa đảo Bali, Indonesia.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.