Nghiên cứu và phát triển ngành Việt Nam học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, cần tăng tính hấp dẫn của nghiên cứu Việt Nam, áp dụng những kết quả nghiên cứu Việt Nam học để thích ứng với bối cảnh mới.
Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Ảnh: Nhân Dân)
Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Ảnh: Nhân Dân)

Chiều 28/10, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức diễn đàn khoa học “Việt Nam học: Thành tựu và triển vọng”, thu hút hơn 300 nhà quản lý, nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, GS.TS Lê Quân - Giám đốc ĐHQGHN bày tỏ kỳ vọng các nhà khoa học cùng đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam thông qua những sáng kiến, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội giúp Việt Nam phát triển bền vững, đồng thời góp phần nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với thế giới.

Nghiên cứu và phát triển ngành Việt Nam học ảnh 1
GS.TS Lê Quân - Giám đốc ĐHQGHN phát biểu khai mạc Diễn đàn chiều 28/10. Ảnh: ND

Trình bày báo cáo đề dẫn tại Diễn đàn với chủ đề: “Việt Nam học: Kinh nghiệm quá khứ và những vấn đề đang đặt ra”, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn cho biết, nghiên cứu Việt Nam dưới tiếp cận của từng khoa học chuyên ngành đã được thực hiện ở cả trong và ngoài nước từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, nghiên cứu Việt Nam với tư cách là một khoa học liên ngành dựa trên những lý thuyết và phương pháp mới chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn nửa thế kỷ gần đây.

Vì vậy, những vấn đề cần thảo luận là: Thực trạng Việt Nam học trong nước và thế giới 5 năm qua; Việt Nam học có đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa; đóng góp gì cho sự chủ động hội nhập và phát triển giữa nước ta và thế giới; giải pháp nào tăng cường hơn nữa mạng lưới phối hợp chia sẻ, cộng tác giữa các cơ sở nghiên cứu về Việt Nam trên toàn thế giới; hợp tác đào tạo Việt Nam học theo chuẩn quốc tế...

Bàn về tình hình nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản trong 20 năm qua, GS. Furuta Motoo - nguyên Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã chỉ ra những thách thức hiện tại và triển vọng hướng tới tương lai.

Nghiên cứu và phát triển ngành Việt Nam học ảnh 2

GS. Furuta Motoo - nguyên Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội) phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Vietnmanet)

Theo GS. Furuta Motoo, đa dạng hóa và tiếp cận thực tế xã hội Việt Nam qua điều tra điền dã là thế mạnh của ngành Việt Nam học tại Nhật Bản hiện nay. Tuy nhiên, số lượng nhà nghiên cứu về Việt Nam học đang dần thu hẹp. Đây là xu hướng chung của lĩnh vực Khu vực học và nhiều lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn ở Nhật Bản.

GS. Furuta Motoo cũng nhấn mạnh, trong tương lai, cần phát triển ngành Việt Nam học theo định hướng khu vực học để làm sáng tỏ vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế và định nghĩa lại bản sắc Việt Nam.

Chia sẻ một số kinh nghiệm giảng dạy ngành Việt Nam học tại Trường ĐH Charles, Cộng hòa Séc, TS. Bình Slavická cho biết, ngành Việt Nam học được coi là một trong những ngành chiến lược của Khoa Triết học, Trường ĐH Charles, CH Séc. Nguyên tắc giảng dạy tiếng Việt ở Trường ĐH Charles là “Lấy ngữ âm ngữ pháp làm trọng, kỹ năng diễn đạt nói, nghe, đọc, viết là đích”, vì vậy, bước quan trọng đầu tiên là ngữ âm và ngữ pháp. Chương trình giảng dạy tiếng Việt dành cho ngữ âm chiếm phần lớn thời lượng, điều đó cho thấy việc quan tâm đúng mức về ngữ âm đem lại sự tự tin nhất định cho người học. Bên cạnh đó, các hiện tượng ngữ pháp được giảng viên giới thiệu từ đơn giản đến phức tạp và minh họa bằng những ví dụ cụ thể, dễ hiểu, giúp sinh viên nắm vững nội dung của bài trước để hiểu được bài tiếp theo.

Tổng kết Diễn đàn, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Trưởng Ban tổ chức đánh giá cao những ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu tham dự Diễn đàn. GS.TSKH Vũ Minh Giang khẳng định, hiện nay, nghiên cứu về Việt Nam học đã có những bước tiến dài, lĩnh vực này đã được nâng tầm trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam học vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều ẩn số.

“Về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu được thể hiện một cách đa dạng, phụ thuộc vào hướng nghiên cứu của mỗi nhà nghiên cứu ở mỗi quốc gia, khu vực, do đó, sự liên kết quốc tế trong nghiên cứu Việt Nam học là cực kỳ quan trọng” – GS. Vũ Minh Giang nhấn mạnh.

Mở rộng thị trường, tăng cường cảnh báo thương mại
Mở rộng thị trường, tăng cường cảnh báo thương mại
(Ngày Nay) - Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD.
Nhiều điểm sáng trong thị trường xuất nhập khẩu cuối năm 2023
Nhiều điểm sáng trong thị trường xuất nhập khẩu cuối năm 2023
(Ngày Nay) - Trong tháng 11/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,88 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 25,83 tỷ USD.
Hyundai Thành Công khởi công điểm trường tại Yên Bái
Hyundai Thành Công khởi công điểm trường tại Yên Bái
(Ngày Nay) - Ngày 28/11/2023, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) cùng chương trình "Cặp lá yêu thương" VTV1 đã tiến hành trao tặng và khởi công xây dựng điểm trường Kháo Chu- trường mầm non Sơn Ca; xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Dubai, bắt đầu tham dự COP28 và hoạt động song phương tại UAE
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Dubai, bắt đầu tham dự COP28 và hoạt động song phương tại UAE
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 30/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Al Maktoum, thành phố Dubai bắt đầu chuyến công tác dự COP28, kết hợp các hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất từ ngày 30/11 đến ngày 3/12, theo lời mời của Chính phủ UAE.