Trong thử nghiệm này, loại vaccine nguyên mẫu - được các nhà nghiên cứu gọi là PittCoVacc - được đưa vào cơ thể chuột. Kết quả cho thấy loại vaccine này có thể kích thích một phản ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở những mức độ có thể ngăn chặn sự nhiễm bệnh.
Nhóm các nhà khoa học tại Trường Y thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết họ đã tăng tốc phát triển loại vaccine phòng bệnh COVID-19 tiềm năng này sau khi tiến hành nghiên cứu trên những chủng virus Corona khác gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Phó Giáo sư Andrea Gambotto thuộc Đại học Pittsburgh nêu rõ 2 chủng virus kể trên có liên quan chặt chẽ với virus SARS-CoV-2 và việc nghiên cứu 2 chủng này cho thấy một loại protein đặc biệt - được gọi là protein dằm - đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích miễn dịch chống lại virus này. Thử nghiệm trên chuột cho thấy loại vaccine đã sản sinh ra “hàng loạt kháng thể” chống virus SARS-CoV-2 trong 2 tuần.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Pittsburgh lưu ý do quá trình thử nghiệm trên chuột chưa đủ dài nên vẫn còn quá sớm để khẳng định việc liệu có phản ứng miễn dịch chống COVID-19 không và có thể kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên, những thí nghiệm so sánh trên chuột với loại vaccine thử nghiệm phòng MERS cho thấy cơ thể chuột thí nghiệm sản sinh ra một lượng kháng thể vừa đủ để phòng virus trong ít nhất một năm.
Cho tới nay, mức độ kháng thể của chuột thí nghiệm loại vaccine ngừa SARS-CoV-2 cũng gia tăng cùng xu hướng. Nhóm nghiên cứu hy vọng bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại vaccine này trên người trong vài tháng tới.
Kết luận trên được đưa ra trong báo cáo hàng tuần về dịch bệnh, trong đó CDC đã xem xét khoảng 243 ca mắc COVID-19 tại Singapore, từ ngày 23/1 đến 16/3, đặc biệt chú ý đến 7 nhóm ghi nhận tình trạng lây nhiễm xảy ra trước khi xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh.
Phát hiện này cung cấp thêm những hiểu biết về cách thức lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 và những thách thức trong kiềm chế dịch bệnh.