Người đọc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Khi nhận được sách “Chạm vào âm thanh thời gian”, cuốn đầu tiên tôi đặt lên bàn thờ, trình với ông bà, với mẹ tôi về tác phẩm mới của mình.
Người đọc ảnh 1

Mẹ tôi là người suốt đời say mê đọc sách, hầu như không mấy ngày bà không đọc cái gì đó, tiểu thuyết hay báo chí các loại. Bố tôi cũng mê đọc sách nên đi đâu xa lại mua được vài cuốn sách mới, thành ra nhà có tủ sách nho nhỏ.

Quê tôi có nghề dệt vải, lúc dệt cũng là lúc đọc sách nhiều nhất, vì vẫn làm được việc mà vẫn đọc được sách. Kế bên khung cửi là cái giá sách nhỏ… để những cuốn đọc dang dở. Khi có người đổi ca, thì mẹ tôi ra nằm võng và đọc tiếp. Hình ảnh mẹ tôi nằm võng đọc sách đối với nông thôn là điều rất khác biệt.

Khi ăn cơm cả nhà thường bàn về chuyện trong sách, đang đọc Hồng Lâu Mộng thì nói chuyện Nguyên Xuân về thăm nhà, về Lâm Đại Ngọc chôn hoa, chuyện Bảo Ngọc cúng Tình Văn khấn rằng: “Một mảnh hương hồn theo gió cuốn/ Bao nhiêu tình hận gửi mây bay”... Tôi là con út trong nhà, nghe mọi người nói đến những cuốn chưa đọc nên cũng sốt ruột, phải tìm cách đọc để bữa sau góp chuyện.

Mẹ tôi đọc từ Chiến tranh và hòa bình, Những người khốn khổ, Anna Karenina đến Hầm bí mật bên bờ sông Enbơ, Đất vỡ hoang, Ruồi trâu, Bông hồng vàng… Từ Hồng Lâu Mộng, Tam quốc, Thủy hử đến cuốn về phong trào hợp tác hóa ở Trung Quốc như Bản làng đổi mới của Chu Lập Ba… Sau 1975, nhà có bộ Hồng Lâu Mộng miền Nam dịch, có Kim Bình Mai, có Cuốn theo chiều gió. Văn học Việt Nam thì đương nhiên mẹ tôi đọc từ Tự lực văn đoàn, các tác phẩm thời chiến cho đến các tác giả trẻ hiện nay.

Mẹ tôi thuộc nhiều bài thơ, từ Lỡ bước sang ngang, đến Quê hương (Giang Nam) nhưng mẹ tôi hay ngâm nga, ru chúng tôi ngủ là đoạn kịch thơ Hận Nam Quan của Hoàng Cầm về Nguyễn Trãi tiễn cha: “Trãi con ơi! Tương lai đầy ánh sáng… Cha đứng đây trông suốt cả ngàn sau”…

Những năm cuối đời thì những cuốn mẹ tôi đọc đi đọc lại, để luôn cạnh giường là những cuốn của hai ông bác, anh mẹ tôi, cũng là nhà văn và cuốn “Gõ cửa miền quá khứ” của tôi. Trong đó, cuốn bút ký về bè bạn của bác P. là đặc biệt nhất, vì qua đó mẹ tôi thấy những thăng trầm, vui buồn bác tôi đã trải qua. Bác tôi là người đẹp trai, tài hoa, mẹ tôi vừa yêu quý vừa tự hào...

Chị tôi ở Hà Nội về mượn cuốn đó đọc, được một tuần bà đã gọi điện “Đọc xong chưa, mang về cho mẹ nhé”. Chưa an tâm, cụ lại gọi cho tôi “H. mang sách ra Hà Nội, con nhắc mang về cho mẹ, kẻo ai đến mượn là mất đấy”... Đầu năm 2016, bác tôi mất (89 tuổi), mẹ tôi hụt hẫng và cuối năm ấy cũng ra đi, ở tuổi 81, khi đó đầu giường có cuốn sách đang đọc dở...

Mẹ tôi chỉ học đến lớp Ba, đọc rất thông mà viết không thạo, vì bà ít khi phải viết, bố tôi như thư ký của bà, khi cần viết thư cho ai, ông bà thảo luận kỹ rồi bố tôi viết. Có khi viết xong mẹ tôi khen hay, có khi nói thiếu chuyện nọ, chuyện kia, có khi phải tái bút rất dài, có khi phải viết lại, ông già lắm khi phát cáu mà vẫn phải chiều...

Cái gien đọc sách của mẹ tôi chắc đã được cháu nội đầu tiên của bà là Bảo Thư kế thừa, con bé mang tên “sách quý” này cũng mê đọc như bà nhưng cháu biết ngoại ngữ, đọc nhiều và viết cũng hay, cháu có tủ sách tự xây dựng, đưa niềm say mê sách của bà đi tiếp những bước thật dài.

Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 18/11 (giờ New York), các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho những người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo rằng tình hình ở khu vực này đang trở nên tồi tệ hơn.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.