Người nhà bảo vệ bệnh nhân, ai bảo vệ bác sĩ?

(Ngày Nay) - Theo thống kê của TS. Trương Hồng Sơn - Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam: Chỉ trong 10 tháng qua, tần suất các vụ bạo hành nhân viên y tế tăng gấp 3 lần trên phạm vi toàn quốc. Riêng trong tháng 4/2017 xảy ra 3 vụ liên tiếp từ ngày 11 đến ngày 29/4. Đó là con số nhức nhối mà không chỉ ngành y mà cả xã hội bàng hoàng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

90% số vụ bạo hành xảy ra trong khuôn viên bệnh viện

Theo thống kê của Cục Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, tính từ năm 2010 đến nay, cả nước ghi nhận 20 vụ việc điển hình về mất an ninh, trật tự bệnh viện. Các vụ việc chủ yếu xảy ra ở các bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tiếp đến là bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 20%). Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ 70%, điều dưỡng 15%.

Đặc biệt, có đến 90% số vụ việc xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm 60%). Còn lại xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh…

Người nhà bảo vệ bệnh nhân, ai bảo vệ bác sĩ? ảnh 1Ảnh minh họa

Theo thống kê của TS. Trương Hồng Sơn - Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam: tần suất người nhà bệnh nhân xô xát, cãi cự, xuống tay “xử lý” bác sĩ, điều dưỡng ngày càng dày và liên tiếp. Báo động riêng trong tháng 4/2017 xảy ra 3 vụ liên tiếp từ ngày 11 đến ngày 29/4. Đó là các vụ tấn công bác sỹ tại Tây Ninh; bố bệnh nhi dùng cốc thuỷ tinh đập vào đầu bác sỹ Lê Quang Dương ở Bệnh viện Thạch Thất, Hà Nội; người nhà bệnh nhân đấm liên tiếp vào mặt sinh viên y khoa thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên khi đang chuyển bệnh nhân bị tai nạn đi chiếu chụp.

Danh sách thống kê các vụ việc nhân viên y tế đã từng dày đặc trước đó.

Ngày 18/8/2017, một giám đốc doanh nghiệp đi cùng một Chủ tịch phường của TP Vinh đã chửi bới, đấm và tát một nữ bác sĩ tại Bệnh viện 115 Nghệ An...

Ngày 20/2/2018, bác sỹ Phạm Hải Ninh và Hoàng Đức Trung của bệnh viện Sản Nhi Yên Bái sau khi làm nhiệm vụ phẫu thuật lấy thai cho bệnh nhân đã bị chính chồng của sản phụ và người nhà hành hung dã man, hành vi phạm tội có tổ chức, gây thương tích nặng cho 2 bác sĩ… Không chỉ hành hung mà các đối tượng còn vừa đấm đá, vừa chửi nhân viên y tế bằng những lời lẽ xúc phạm nặng nề.

Cao điểm của sự xúc phạm là vụ việc xảy ra ngày 19/6/2017 tại Bệnh viện Y học thể thao (Hà Nội), bác sĩ Phạm Đình Vinh bị 2 người đàn ông lao vào đấm, đá liên tục. Sau đó, hai đối tượng này kéo bác sĩ Vinh vào phòng khám tiếp tục hành hung và bắt bác sĩ quỳ xuống xin lỗi. Hành vi này không chỉ gây tổn thương về thể chất cho bác sỹ mà còn khiến họ cảm thấy tổn thương ghê gớm về tinh thần.

Nhắc đến bạo hành nhân viên y tế, có lẽ dư luận không bao giờ quên được cái chết thương tâm của bác sỹ Phạm Đức Giàu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình bị chính người nhà bệnh nhân đâm tử vong sau khi cấp cứu cho bệnh nhân. Đây là nỗi xót xa, bàng hoàng cho cộng đồng thầy thuốc và khiến dư luận phẫn nộ.

Vi phạm nghiêm trọng Luật Hình sự

 Nói về hành vi hành hung cán bộ y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ hành hung nghiêm trọng cán bộ y tế. Hành hung cán bộ y đang thi hành nhiệm vụ là vi phạm nghiêm trọng luật Hình sự (sửa đổi).

Bộ Y tế đã có nhiều văn bản ký kết với Bộ Công an nhằm bảo vệ an toàn cho cán bộ y tế. Tuy nhiên, việc hành hung cán bộ y tế là hiện tượng có tính chất lan rộng, ngày càng tăng; sự phối hợp chia sẻ xử lý giữa các bên chưa hiệu quả; lực lượng bảo vệ trong bệnh viện rất khó có thể đảm bảo an toàn cho các cán bộ y tế, trong khi đó công an phương có thể không đến kịp…

Vì vậy, “Bộ Y tế đề nghị các ban ngành, đặc biệt là công an, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ ngành y tế bảo vệ cán bộ y tế, đừng để họ đơn độc. Tốt nhất cần có sự tham gia lực lượng cơ động 113. Lực lượng công an vào cuộc thực sự, cử lực lượng cắm chốt ngay tại tại bệnh viện. Bên cạnh đó cũng cần xử lý nghiêm những đối tượng hành hung cán bộ y tế”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ.

Người nhà bảo vệ bệnh nhân, ai bảo vệ bác sĩ? ảnh 2Ảnh minh họa

Bộ trưởng Tiến đề nghị, các đơn vị y tế, sở y tế và công an các tỉnh cần cam kết phối hợp lập đường dây nóng để bệnh viện có thể gọi bất cứ lúc nào cũng có lực lượng 113 sẵn sàng hỗ trợ. Các bệnh viện cũng cần phối hợp với công an lắp đặt hệt thống camera quan sát, theo dõi hành vi đối tượng gây ra với cán bộ y tế.

“Những giải pháp này cần làm quyết liệt, khi đó sẽ có hiệu quả rõ. Ví dụ tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng hiện có công an cắm chốt tại cơ sở, có đường dây nóng với lực lượng cơ động 113” - Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Kiến nghị xây dựng Luật phòng chống bạo hành nhân viên y tế

TS. Trương Hồng Sơn cho biết, thực tế luật pháp không coi thầy thuốc là công chức, viên chức để được hưởng quyền lợi được luật pháp bảo vệ như đang thực thi công vụ. Ngoài ra, do đặc thù nghề nghiệp, khi người ta mắng chửi, đánh các bác sĩ nhưng các bác sĩ không được từ chối khám chữa bệnh cho họ vì nguyên tắc của ngành y là không được từ chối khám chữa bệnh cho người bệnh.

Tổng hội Y học đã gửi kiến nghị lên Quốc hội chỉ đạo cho xây dựng ban hành Luật phòng chống bạo hành nhân viên y tế. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có Bộ luật này với các điều khoản quy định rất rõ ràng mức tăng nặng đối với các hành vi bạo hành với các cán bộ y tế đang chăm sóc bệnh nhân cũng như mức đền bù về sức khoẻ và tinh thần.

Mong muốn hơn nữa là khi Bộ luật ra đời thì Bộ Công an, Bộ Y tế có thêm những văn bản dưới luật để cụ thể hóa điều luật này cho các các cán bộ y tế yên tâm làm việc. Những sai phạm của cán bộ y tế nếu có sẽ bị xử lý kỷ luật ở các mức độ khác nhau, thậm chí buộc thôi việc. Nhưng cán bộ y tế cần được đảm bảo an toàn trong hành nghề và mọi sự xâm phạm, bạo hành cần phải được lên án, xử lý nghiêm minh vì nó vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức.

Bên cạnh đó, mới đây Tổng hội Y học Việt Nam đã có 2 văn bản gửi Ban thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các hội chuyên khoa Trung ương, Hội Y học tỉnh, TP như là những bước đi đầu tiên trong việc huy động toàn bộ hệ thống đấu tranh với nạn bạo hành cán bộ bà nhân viên y tế. 

Tổng hội Y học Việt Nam kiến nghị với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có các văn bản đến các Ủy ban MTTQ các tỉnh, TP và HĐND các tỉnh, TP thực hiện vai trò giám sát nhằm bảo đảm các vụ việc này cần được khẩn trương điều tra, xác định sự và và xử lý nghiêm minh các đối tượng đã hành hung cán bộ y tế khi họ đang thực thi nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Đồng thời, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm việc với các cơ quan chức năng bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật để làm cơ sở cho việc ngăn chặn và nghiêm trị các hành vi này trong thời gian tới.

“Bạo lực xảy ra làm công việc của chúng tôi khó khăn hơn nhiều”

Đó là những lời tâm sự của Bác sỹ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn sau mỗi vụ việc chứng kiến đồng nghiệp bị hành hung.

Bác sỹ Phúc trăn trở: Mỗi ngày đến viện, tôi sẽ rất buồn khi chứng kiến đồng nghiệp của mình, ngay cả bác sĩ chẩn đoán hình ảnh ít va chạm nhất, thì cũng vẫn bị đe dọa, hành hung. Bác sĩ chúng tôi, ngoài những kiến thức y khoa mà chúng tôi không ngừng học hỏi, thì trái tim của người bác sĩ cũng không ngừng thôi thúc sự tò mò, cùng với sự trăn trở vô hạn, để tìm ra những căn nguyên gây bệnh ẩn chứa đằng sau mỗi cơn đau.

“Vậy mà một số người bệnh, họ nỡ tìm mọi cách tấn công để triệt hạ chúng tôi, trong khi chúng tôi phải vất vả ngày đêm tìm cách chống lại lưỡi hái tử thần đang tấn công các bạn?!”, bác sỹ Phúc bày tỏ.

Theo bác sỹ Phúc, bạo hành về thể chất là nguy hiểm nhưng hệ lụy về tâm lý mới lâu dài. Hàng ngày, anh vẫn nhận được những cuộc điện thoại từ đồng nghiệp, kể rằng họ sốc khi người nhà dọa nạt đòi mạng của bác sĩ. Trong những khoảnh khắc đó, anh hiểu rất rõ đồng nghiệp đang tuyệt vọng và cần sự chia sẻ. Nhưng ai có thể giúp đỡ họ, hay tất cả lại rơi vào im lặng để mặc bác sĩ tự tìm cách chữa lành vết thương trong nhiều năm...

“Y học là một công việc khó khan, bạo lực xảy ra sẽ làm cho công việc của chúng tôi trở nên khó khăn hơn nhiều. Nếu pháp luật vẫn còn tiếp tục coi bạo lực y tế như những cuộc va chạm xô xát ngoài đường, thì đó chính là sự im lặng để tiếp tay cho bạo lực phát triển” - bác sỹ Phúc bày tỏ.

Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .