Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Bác sỹ có võ cũng 'không ăn thua'

(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ ngành Y đang cảm thấy đơn độc trong việc chống bạo lực, việc dạy võ cho bác sĩ cũng không ăn thua.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ trong cuộc họp
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ trong cuộc họp

Ngày 24/4, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến thẩm tra về các báo cáo của Bộ Y tế gồm: báo cáo bổ sung đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2017 và tình hình thực hiện nhiệm vụ 3 tháng đầu năm 2018; báo cáo về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017.

Ngoài quan tâm đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc y tế, lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề cập đến vấn đề nóng bỏng thời gian qua, đó là tình trạng an ninh trật tự, an toàn tại một số bệnh viện chưa được đảm bảo. Điển hình trong quý 1 năm 2018 tiếp tục xảy ra nhiều vụ hành hung, tấn công thầy thuốc khi làm nhiệm vụ tại bệnh viện sản nhi Yên Bái, bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội...

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan đặt vấn đề: "Có khép được tội tấn công bác sỹ, người thi hành công vụ hay không? Bởi không thể chỉ xử lý hành chính về tội gây rối mất trật tự xã hội”. Từ đó, bà đề nghị, cần có lực lượng pháp chế để bảo vệ bác sỹ.

ĐB Hoàng Đức Thắng (Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) nhìn nhận, an ninh an toàn ở các cơ sở y tế thời gian qua dù nỗ lực nhưng có sự cô đơn, làm cho qua chuyện, đối phó.

Theo ông Thắng, phải làm nóng và cả xã hội phải vào cuộc xem xét, bởi ngành công an không thể đủ người để tăng cường 1-2 chiến sĩ vào đảm bảo an ninh cho bệnh viện, do đó phải giải quyết vấn đề một cách toàn cục. "Không bảo vệ bác sỹ là tự ghè đá vào chân mình, người dân chịu thiệt thòi đầu tiên. Bảo vệ bác sỹ là bảo vệ cho chính mình" - ông Thắng nói và nhấn mạnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải được đặt lên hàng đầu, lập an toàn cho cơ sở y tế, các bệnh viện. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chỉ đạo yêu cầu cấp chính quyền địa phương vào cuộc, nếu chỉ mỗi ngành y tế và công an thì không giải quyết được.

Theo ĐB tỉnh Quảng Trị, hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác phải hình sự hóa, nếu xử lý hành chính sẽ không triệt để. Còn biện pháp khuyên bác sỹ “tự bảo vệ” chỉ là biện pháp phụ. “Bác sỹ phải tay mềm để chữa bệnh cho bệnh nhân chứ cơ bắp mà đánh nhau thì không được. Vì vậy chính quyền địa phương phải vào cuộc” - ông Thắng nêu quan điểm.

Nói về vấn đề "nóng" này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ ngành Y đang cảm thấy đơn độc trong việc chống bạo lực. “Tôi đã 2 lần lên truyền hình trả lời phỏng vấn về vấn đề này, mặt nhăn nhó không muốn lên, nhưng vì quá đơn độc. Nếu ngành khác hy sinh trong lúc làm việc còn được đến viếng, còn như bác sỹ bị đâm chết ở Thái Bình, chúng tôi đến không thấy bộ ngành nào đến viếng cả" - bà Tiến nêu thực tế. Do đó, theo người đứng đầu ngành Y tế, chính quyền, MTTQ, và báo chí phải vào cuộc cùng.

Bà cũng cho rằng, bác sỹ có võ cũng "không ăn thua", nhưng nếu lực lượng 113 đi tuần tra thì sẽ giải quyết được phần nào vấn đề. 

Tổng hợp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.