"Người phán xử" kết thất vọng, người trong cuộc nói gì?

(Ngày Nay) - Bộ phim truyền hình “Người phán xử” đã kết thúc vào tối 31-8, và lập tức gây “bão mạng” với nhiều ý kiến thể hiện sự thất vọng. PV Báo ANTĐ đã trao đổi với Võ sư Đặng Tam Thuận – Sáng lập viên Trung tâm đào tạo Võ thuật tài năng trẻ Việt Nam, một “người trong cuộc” gắn bó với bộ phim – về những luồng ý kiến trái chiều hiện nay.
Võ sư Đặng Tam Thuận (người đứng giữa) cùng các diễn viễn, thành viên trong đoàn làm phim
Võ sư Đặng Tam Thuận (người đứng giữa) cùng các diễn viễn, thành viên trong đoàn làm phim

Từng gây sốt ngay sau khi ra mắt, “Người phán xử” được khán giả Việt yêu thích vì sự mới lạ trong nội dung, cách thể hiện… Những nội dung liên quan tới “Người phán xử” xuất hiện phổ biến trên mạng xã hội, tạo cảm hứng cho nhiều hình thức quảng cáo. Chỉ như vậy là đủ để nói lên sự thành công khó tin của một bộ phim truyền hình Việt, “mảnh đất” vốn luôn bị xem là có nhiều điểm yếu phi thực tế.

Tuy nhiên, tạo ra sự hứng khởi và hấp dẫn bao nhiêu ở phần mở đầu và diễn biến nội dung, thì “Người phán xử” lại gây hụt hẫng, thất vọng bấy nhiêu ở phần kết. Nhiều người cho rằng cái kết quá tròn trịa theo đúng “mô-típ” phim Việt, lại có phần nhạt nhẽo, kém bất ngờ, khiến cho một tác phẩm nhiều kỳ vọng bị kém hay đáng kể. Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng không thể trông đợi gì hơn ở bộ phim Việt được cho là đột phá này, bởi “cái gì muốn cải thiện cũng cần phải có thời gian”.

Trước thực tế đó, PV đã có buổi trò chuyện với Võ sư Đặng Tam Thuận – Sáng lập viên Trung tâm đào tạo Võ thuật tài năng trẻ Việt Nam, một “người trong cuộc” gắn bó với bộ phim – để trao đổi về những luồng ý kiến trái chiều hiện nay.

Chào võ sư Đặng Tam Thuận! Rất vui vì anh đã nhận lời chia sẻ với Báo ANTĐ. Anh có thể chia sẻ về vai trò của mình trong dự án phim “Người phán xử”?

- Tôi tham gia với nhiều vai trò khác nhau, như vừa chỉ đạo võ thuật trong những pha hành động, lại vừa tham gia đảm nhận một vai diễn phụ, là vai Thái Sẹo. Bên cạnh đó, điều đặc biệt là mình cung cấp hơn 100 diễn viên gồm cả cascadeur và quần chúng tham gia vào các vai diễn xã hội trong phim này.

- Đầu tiên, phải nói đến “Người phán xử” đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, thậm chí từ những người chưa từng quan tâm tới phim Việt. Theo quan điểm của anh, đâu là yếu tố mấu chốt tạo ra sự thu hút như vậy?

n kịch bản phim. Đó là một kịch bản hay, mua bản quyền từ nước ngoài và được Việt hoá để phù hợp với xã hội Việt Nam. Thứ đến, phim còn có những lời thoại độc đáo, thú vị, thậm chí trở thành “bất hủ” và được cộng đồng mạng chia sẻ. Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng là phim đã phản ánh được một phần của xã hội hiện tại, nó gần gũi với chúng ta và thẳng thắn thay đổi cách nhìn nhận, diễn tả câu chuyện tàn khốc của thế giới tội phạm. Đây là điều khác biệt so với những bộ phim truyền hình trong nước trước đây, vốn bị cho là xa rời thực tế.

Ngoài ra, “Người phán xử” cũng được truyền thông rất sáng tạo, bài bản và khá chuyên nghiệp, khác cách làm theo lối mòn truyền thống.

Hiện nay, thái độ phổ biến của khán giả “Người phán xử” là sự hụt hẫng, bức xúc kết phim bị cho là “nhạt”, quá tròn trịa, kém đột phá. Anh nghĩ sao về điều đó? Anh có cho rằng do khán giả kỳ vọng quá nhiều, để rồi hụt hẫng, hay đây là cách để các nhà làm phim tạo tiền đề cho phần 2?

- Kết thúc mỗi câu chuyện đều để lại cho khán giả những tiếc nuối, những kỳ vọng hay suy nghĩ khác nhau. Tất cả đều có lý do mà ekip và nhà sản xuất muốn truyền tải thông điệp đến với mọi người. Trong đó có sự nhân văn, sự trả giá và công lý luôn được thực thi. Trên quan điểm cá nhân, tôi cho rằng bộ phim có một cái kết như vậy là hợp lý ở nhiều khía cạnh, và đặc biệt luôn có một hướng mở để mọi người có thể đưa ra suy đoán, bình luận của mình. Tôi nghĩ đó cũng là một thành công của nhà sản xuất.

Có thông tin nói rằng bộ phim được làm khá chi tiết nhưng khi lên sóng thì bị cắt nhiều đoạn. Anh có biết thông tin này không? Liệu đây có phải là lý do khiến cho cái kết “Người phán xử” trở nên cụt ngủn, gây hụt hẫng?

- Đúng là bộ phim khi lên sóng có bị cắt đi nhiều đoạn, tuy nhiên, tôi nghĩ đó cũng là chuyện bình thường của nhà sản xuất. Vì khi lên sóng, cần phải thay đổi để làm sao cho phù hợp nhất với văn hoá và mong muốn của đại đa số khán giả. “Người phán xử” là bộ phim mang tính đột phá, miêu tả sức mạnh, sự tàn bạo, thủ đoạn và trật tự của một thế giới ngầm, thế giới của tội phạm. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần cân nhắc để chọn những phân đoạn phù hợp nhất.

Anh có kỷ niệm nào đáng nhớ với đoàn làm phim “Người phán xử”? Như với các diễn viên trong bộ phim này, hoặc trong thời gian đi quay…

Tôi có khá nhiều kỷ niệm ấn tượng. Trong đó, kỷ niệm sâu sắc nhất là cảnh quay mùa hè, nắng nóng hơn 40 độ C mà diễn viên vẫn phải mặc áo mùa đông, rồi cả những cảnh quay thâu đêm suốt sáng, quay trong rừng toàn vắt và muỗi. Hay những cảnh quay đánh nhau..., đặc biệt là cảnh tôi đóng thế cho anh Trung Anh (tức Lương Bổng trong phim) khi bị truy sát tại nhà riêng.

Đây cũng là bộ phim đặc biệt nhất mà tôi đã tham gia, vì tôi bám trụ với đoàn tới hơn một năm trời.

Đối với các diễn viên và ekip sản xuất, phải nói là chúng tôi đã có khoảng thời gian rất vui và ý nghĩa. Mọi người đều gần gũi nhau như người trong nhà, không có sự phân biệt nào cả. Cho đến bây giờ, khi phim đã hết thì chúng tôi vẫn dành sự quan tâm cho nhau và giữ liên lạc thường xuyên.

Nếu được cộng tác với dự án phim kiểu như vậy trong tương lai, anh sẽ có chia sẻ, góp ý gì để sản phẩm thú vị, hoàn hảo hơn?

Tôi rất thích những chủ đề phim như thế này, nó gần gũi với thực tế và phản ánh chân thực một xã hội đang phát triển. Tuy nhiên, tùy từng kịch bản phim và vai trò tham gia mà tôi và mọi người mới có thể đóng góp ý kiến cá nhân phù hợp nhất. Tôi luôn thích nói lên sự thật của xã hội, tôi muốn các cảnh trong phim gần đời thường hơn nữa. Có như vậy, khán giả sẽ luôn ủng hộ và cảm nhận được rõ nhất. Đó cũng là cách để mọi người khám phá, tự nhìn nhận và rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong giao tiếp, ứng xử và quan hệ xã hội.

 Theo ANTĐ

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.