Người tiêu dùng Trung Quốc thận trọng khi giở ví

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà máy đang hoạt động rầm rộ, các căn hộ mới đang được cất nóc và nhiều việc làm hơn đang tìm kiếm, đó đều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có một quý I tăng trưởng ấn tượng.
Người tiêu dùng Trung Quốc thận trọng khi giở ví

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ công bố tăng trưởng ở mức hai con số trong ba tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế ước tính con số là 18% đến 19%.

Chỉ 1 năm trước, hàng loạt thành phố của Trung Quốc đóng cửa, sân bay và đường cao tốc bị phong tỏa để kiểm soát sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Ngày nay, nhu cầu về màn hình máy tính và máy chơi game mà Trung Quốc sản xuất đang tăng vọt khi mọi người ở nhà làm việc và học tập nhiều hơn. Nhu cầu đó tiếp tục được duy trì khi những người Mỹ đang tìm cách chi tiền cho nội thất, đồ điện tử và các hàng hóa khác được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc.

Sự phục hồi của Trung Quốc cũng được hỗ trợ bởi các dự án xây dựng đường cao tốc và đường sắt, vốn cung cấp việc làm ngắn hạn cho hàng triệu người lao động. Hoạt động giao dịch bất động sản nhộn nhịp cũng đã giúp tăng cường "sức khỏe" của kinh tế.

Nhưng xuất khẩu và đầu tư bất động sản chỉ có thể mang lại sự tăng trưởng của Trung Quốc trong chừng mực. Giờ đây, chính phủ nước này đang cố gắng khiến người tiêu dùng móc càng nhiều hầu bao càng tốt để vực dậy ngành dịch vụ.

Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ suy yếu vào cuối năm nay. Các nhà hoạch định chính sách đã chuyển sang giải quyết tình trạng quá tải trên thị trường bất động sản và trong khu vực doanh nghiệp, nơi mà nhiều công ty đã vay vượt quá khả năng của họ.

Nhiều nhà kinh tế đang tìm kiếm các dấu hiệu phục hồi trên diện rộng sẽ phụ thuộc ít vào xuất khẩu và chủ yếu dựa vào người tiêu dùng trong nước.

Người tiêu dùng Trung Quốc thận trọng khi giở ví ảnh 1

Bến cảng container ở Liên Vân Cảng, một thành phố ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc đang tăng vọt. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn cảm thấy chưa đủ tự tin để chi tiêu như mức trước đại dịch, nhất là khi nguy cơ bùng phát vẫn còn hiện hữu, trong khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai chậm chạp.

Các nhà hàng vẫn đang phải vật lộn để phục hồi trở lại. Bồi bàn, chủ cửa hàng hay sinh viên vẫn chưa sẵn sàng cho các đợt “mua sắm trả thù” mà các nhà kinh tế hy vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Khi dịch bệnh tái bùng phát, chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng tiến hành các đợt phong tỏa mới, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhỏ và khách hàng của họ.

Để tránh làn sóng bùng phát vào dịp Tết Nguyên đán, các nhà chức trách đã dựng nhiều rào cản về thủ tục đi lại để ngăn hàng triệu người di chuyển về các vùng nông thông ăn Tết.

“Chiến lược chống dịch của Trung Quốc đã đè bẹp nó khi nó xuất hiện trở lại, nhưng biện pháp này có thể kìm hãm quá trình bình thường hóa", Shaun Roache, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương công ty S&P Global cho biết.

Wu Zhen điều hành một doanh nghiệp gia đình gồm 13 nhà hàng và hàng chục phòng tiệc ở Ưng Đàm, một thị trấn ở tỉnh Giang Tây, phía đông nam Trung Quốc.

Khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi vào năm ngoái, nhiều người bắt đầu đến nhà hàng của cô để thưởng thức món thịt lợn nổi tiếng. Nhưng ngay khi Wu bắt đầu chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, một đợt bùng phát mới đã khiến nhà chức trách giới hạn số người được phép tụ tập trong nhà xuống còn 50 người.

“Đáng lẽ đó phải là thời điểm tốt nhất trong năm cho công việc kinh doanh của chúng tôi", Wu chia sẻ.

Tết vừa qua, Wu quyết định đóng cửa toàn bộ các nhà hàng để tiết kiệm chi phí. "Nếu mở cửa xuyên Tết, tiền công trả cho nhân viên sẽ cao gấp 3 lần ngày thường. Tôi tiết kiệm được một khoản lớn nhờ việc đóng cửa và ngừng kinh doanh. Đây là năm thứ hai tôi không mở hàng dịp Tết", Wu nói.

Bà chủ 33 tuổi thừa kế công việc kinh doanh từ cha mình hai năm trước và có hơn 800 nhân viên. Trước đại dịch, 3/4 doanh thu đến từ những bữa tiệc lớn phục vụ đám cưới và đoàn tụ gia đình. Với nhiều người Trung Quốc, cuộc sống của họ đã trở lại bình thường, nhưng với Wu, công việc kinh doanh vẫn giậm chân tại chỗ.

Những thất bại mà các chủ doanh nghiệp nhỏ như Wu phải đối mặt cũng đang ảnh hưởng đến tâm lý của những người tiêu dùng.

Các gia đình tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tiết kiệm tiền với tỷ lệ cao hơn so với trước đại dịch. Theo ông Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics, việc người tiêu dùng "đóng băng" các tài khoản cho thấy họ chưa sẵn sàng chi tiêu nhiều như chính quyền mong đợi.

Năm ngoái, nhiều gia đình đã phải gánh thêm khoản nợ để mua tài sản và trang trải chi phí trong thời gian xảy ra đại dịch. Trung Quốc phần lớn vẫn thiếu một mạng lưới an sinh xã hội mà nhiều nước phát triển cung cấp cho người dân, một số gia đình vẫn phải tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho con cái.

Li - một thanh niên 25 tuổi, vừa kết hôn và có con nhỏ 1 tháng tuổi ở nhà. Đại dịch đã khiến dự định kinh doanh của gia đình anh tan thành mây khói.

“Đại dịch khiến việc kinh doanh gia đình không như dự kiến, tôi và cả nhà rơi vào cảm giác khủng hoảng", người đàn ông cho biết.

Li đã nhận được lời mời làm việc tại một công ty tài chính ở Bắc Kinh nhưng đã cũng phải gác lại để chăm sóc cho đứa con mới sinh. Trước đây, anh từng không ngần ngại vay tiền để mua một chiếc xe Mercedes trị giá 150.000 USD. Giờ đây, Li đang lái một chiếc ô tô điện trị giá 46.000 USD và đã từ bỏ thói quen mua quần áo hàng hiệu.

"Giờ đây khi giở ví ra, tôi trở nên thận trọng hơn", Li nói.

Theo NY Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?