Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine không phải ai cũng biết

(Ngày Nay) - Valentine ai cũng biết nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này không phải người nào cũng rõ
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine không phải ai cũng biết

Ngày Valentine 14/2 hay còn gọi là “ngày lễ tình yêu”, “ngày lễ tình nhân”. Ngày lễ này được đặt theo tên của thánh Valentine và đây là ngày cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa. Trong ngày này, các đôi tình nhân thường tặng hoa hồng, socola, thiệp và một số món quà đặc biệt mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Trước đây, ngày lễ này chỉ phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng ngày nay, nó đã lan rộng ra khắp thế giới. Tuy nhiên, nguồn gốc của ngày lễ Valentine bắt nguồn từ đâu và ý nghĩa của nó như thế nào thì ít người biết đến.

Các nguồn gốc của ngày lễ Valentine

Có nhiều thông tin về nguồn gốc ngày lễ tình yêu và nó gắn liền với tên Thánh Valentine. Song trên thực tế, có tới ba người tên là Valentine hay Valentinus được phong thánh nên cho tới ngày nay, nhiều người vẫn còn bàn cãi xem vị nào là “cha đẻ” của ngày lễ mà hàng triệu đôi tình nhân trên thế giới phải hồi hộp chờ đợi.

Mặc dù chưa thống nhất về lịch sử ngày Valentine nhưng các vị thánh này đều chết vì tình yêu chân chính, tình yêu cao cả và vì sự chính nghĩa.

Một trong những truyền thuyết phổ biến nhất về ngày lễ tình nhân là câu chuyện về một linh mục tên Valentine, sống dưới triều đại Hoàng đế La Mã Decius. Vào năm 250, Hoàng đế Decius ra chỉ dụ trừng phạt tất cả những ai không tôn thờ Hoàng đế và chỉ dụ này nhắm vào những tín đồ Kitô giáo do họ chỉ thờ Thượng đế. Do đó, nhiều tín đồ Kitô giáo đã bị bắt và xử tử hình, trong đó có linh mục Valentine (bị bắt vào năm 268) - một người được người dân La Mã hết sức tin yêu, kính trọng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine không phải ai cũng biết ảnh 1

Khi bị nhốt trong ngục, linh mục Valentine đã chữa lành bệnh cho con gái quan coi ngục là Asterius, và cảm hóa được ông ta. Cảm kích trước tấm lòng của linh mục Valentine, Asterius cùng toàn gia đình gồm 46 người xin rửa tội theo đạo Kitô.

Khi biết tin, Hoàng đế Decius lo sợ việc này sẽ đe dọa vương quốc nên truyền lệnh chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14/2/270. Cái chết của ông khiến những người theo đạo Kitô nói riêng và người dân La Mã nói chung ngậm ngùi, chua xót. Từ đó, cái tên Valentine đã trở thành biểu tượng cho tình yêu thương cao cả.

Truyền thuyết thứ 2 liên quan tới một vị giáo sĩ La Mã tên Valentine, sống dưới thời Hoàng đế Claudius II vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Khi đó, đế chế La Mã bị phân chia thành 3 bang chém giết lẫn nhau.

Trong thời kỳ đen tối đó, Hoàng đế Claudius II đã ban một sắc lệnh cấm các chàng lính trẻ lấy vợ khi đang thực hiện nghĩa vụ trong quân đội, do ông lo ngại gánh nặng gia đình sẽ cản trở ý chí chiến đấu của quân lính. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm, giáo sĩ Valentine đã bí mật đứng ra tổ chức lễ thành hôn cho các cặp đôi yêu nhau.

Khi mọi chuyện vỡ lở, Hoàng đế Claudius đã ra lệnh bắt giam và chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14/2/273.

Truyền thuyết thứ 3 lại kể về một thầy thuốc bị xử chém vào thế kỷ thứ II sau Công nguyên vì tội dám tin vào Chúa Giêsu. Trong thời gian bị cầm tù, vị thầy thuốc đã chữa khỏi bệnh cho cô con gái mù của người cai ngục. Sau khi tìm thấy ánh sáng, cô gái và vị thầy thuốc kia đã nảy sinh tình yêu.

Ngày 14/2, vị thầy thuốc bị đưa đi hành hình. Trước khi chết, chàng trai đã gửi cho cô gái bức thư tình với chữ ký “Valentine của em”. Câu chuyện đó đã trở thành huyền thoại và trên khắp thế giới người ta đã coi ngày này là ngày lễ của những người yêu nhau.

Ý nghĩa của ngày Valentine

Valentine đỏ (14/2) là ngày lễ tình nhân truyền thống, là ngày để các cặp đôi yêu nhau tặng quà, thể hiện tình yêu của mình dành cho đối phương. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ngày Valentine 14/2 là ngày con gái tặng quà cho con trai. Nhưng Thánh Valentine là nam, vậy chiếu theo đúng nguồn gốc của ngày lễ này, con trai là người chủ động tặng quà cho người con gái.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine không phải ai cũng biết ảnh 2

Valentine trắng (14/3) thực chất có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ở đất nước mặt trời mọc, ngày 14/2 là ngày con gái tặng quà cho con trai để thổ lộ tình cảm. Sau đó một tháng, tức ngày 14/3, con trai sẽ tặng lại người con gái đó một món quà để đáp lễ. Tục lệ này được Nhật Bản tổ chức lần đầu tiên vào năm 1978 và được gọi là “ngày đáp lễ”.

Valentine đen (14/4) bắt nguồn từ Hàn Quốc dành cho những bạn trẻ độc thân. Trong ngày này, những người trong diện FA sẽ cùng nhau tổ chức tiệc tùng để “tự thưởng” cho chính mình cũng như tạo cơ hội để gặp gỡ, giao lưu với người khác giới.

Tại sao tặng socola trong ngày lễ tình nhân?

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine không phải ai cũng biết ảnh 3

Socola trở thành quà tặng trong ngày Valentine từ năm 1902. Khi ăn một miếng socola, bạn sẽ cảm nhận được đắng, vị ngọt. Điều này tượng trưng cho tình yêu, không chỉ có ngọt ngào, hạnh phúc mà còn có cả những lúc cãi vã, ghen tuông, giận hờn.

Đối với người Aztec, họ tin rằng socola có nguồn cội từ tâm linh thuần khiết, từ nguồn năng lượng siêu nhiên, mãnh lực khêu gợi và cám dỗ. Nó là sự hòa quyện giữa cảm xúc, sự lãng mạn và tình yêu.

Tại sao hoa hồng gắn liền với ngày Valentine?

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine không phải ai cũng biết ảnh 4

Từ lâu, hoa hồng đã được coi là biểu tượng của tình yêu. Truyền thuyết kể lại rằng, Nữ thần Tình yêu sinh ra từ một đóa hoa hồng trắng. Tuy nhiên, đau khổ trước cái chết của người chồng, nữ thần đã vô tình để gai hoa hồng đâm vào tay và máu của người đã làm hoa hồng trắng chuyển sang màu đỏ.

Từ đó, hoa hồng đỏ đã trở thành biểu tượng của tình yêu. Tới ngày nay, hoa hồng đỏ vẫn được người đời hiểu rằng đó là thông điệp “Anh yêu em” hay “Em yêu anh”.

Theo Saostar

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.