Ngưỡng mộ cô gái khuyết tật được tuyển thẳng vào ĐH Ngoại thương

Dù bản thân hạn chế về thị lực rất nhiều so với những người bình thường, nhất là bạn bè cùng trang lứa nhưng Huyền Trân luôn tự nhủ rằng, mình vẫn may mắn hơn những bạn bè không nhìn thấy ánh sáng.
Ngưỡng mộ cô gái khuyết tật được tuyển thẳng vào ĐH Ngoại thương

Đôi mắt không lành lặn

Từ khi vài tuần tuổi, cô bé Trân đã được phát hiện mắc căn bệnh rung giật nhãn cầu (tình trạng chuyển động lắc nhanh không chủ ý của nhãn cầu làm mắt không thể nhìn cố định vào một vật trước mắt-PV).

Mặc dù gia đình đã đưa Trân đi khám nhiều nơi, đã tìm nhiều phương cách nhưng các bác sĩ cho biết, căn bệnh bẩm sinh của Trân khó có thể chữa khỏi, chỉ có thể phẫu thuật để khắc phục vấn đề thẩm mỹ nhưng nguy cơ rủi ro cũng cao.

Cứ thế 19 năm qua, Trân đã chung sống cùng căn bệnh bẩm sinh và chấp nhận nó như một điều thiếu may mắn trong cuộc đời mình. Trân chia sẻ, thị lực của em rất kém. Nếu người bình thường thị lực là 10/10 thì thị lực của em chỉ còn 1/10. Khi đọc sách, nhìn máy tính, điện thoại hay làm bất cứ việc gì, Trân chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng cách 10cm, nếu ở tầm xa hơn sẽ nhìn rất khó khăn, thậm chí là không nhìn thấy gì.

Do khả năng nhìn rất hạn chế nên ban đầu em gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và việc học tập. Có những lúc Trân đã thấy nản lòng vì những lần vấp ngã, vì những gian khó trong việc lĩnh hội kiến thức thầy cô truyền đạt.

Những năm học cấp I và cấp II, Huyền Trân được bố mẹ gửi gắm học tập tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Trân chia sẻ, ở đây em có những người bạn cùng cảnh ngộ, có những thầy cô giàu tình yêu thương và hết lòng vì học trò nên em có thể thoải mái tâm sự và nguôi đi phần nào những nghĩ suy, những khó khăn phải trải qua trong cuộc sống.

Đặc biệt khi vào cấp 3, Huyền Trân là học sinh khuyết tật đầu tiên được nhận vào học ở trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa, Hà Nội. Với Trân đó là một bước ngoặt, một sự “lột xác” để bước ra hòa nhập với những bạn bè bình thường.

Ngưỡng mộ cô gái khuyết tật được tuyển thẳng vào ĐH Ngoại thương - anh 1

Huyền Trân (phải) luôn lạc quan và tự tin hòa nhập cùng các bạn bè.

Trí tuệ không thua kém

Dù bản thân hạn chế về thị lực rất nhiều so với những người bình thường, nhất là bạn bè cùng trang lứa nhưng Huyền Trân luôn tự nhủ rằng, mình vẫn may mắn hơn những bạn bè không nhìn thấy ánh sáng.

Theo lời Trân, ở trường em được thầy cô, bạn bè tạo nhiều điều kiện giúp đỡ. Thầy cô cho phép Trân được ngồi gần bảng để dễ dàng hơn khi theo dõi bài giảng, thầy cô cũng chủ động sắp xếp những bạn học tốt ngồi cạnh để giúp đỡ Trân trong quá trình học tập… Nhờ đó, em có thể tập trung vào việc học và kết quả học tập cũng không hề thua kém so với các bạn trong lớp.

Được biết, trong suốt 12 năm học, Trân luôn đạt thành tích khá, giỏi. Bên cạnh đó, thừa hưởng những tố chất của gia đình có bố là một giáo viên dạy tiếng Anh và mẹ là một cô giáo dạy văn nên thế mạnh của em là các môn khoa học xã hội như văn, sử, địa, ngoại ngữ, trung bình các môn đều đạt trên 8,0.

Ngoài thời gian ở trường, khoảng thời gian ở nhà bên cạnh bố mẹ và cô em gái đang học lớp 7 thực sự là một chỗ dựa vững chắc để Trân tự tin hơn khi hòa nhập cuộc sống.

Huyền Trân cho biết, chính nền tảng của gia đình cùng niềm yêu thích được đứng trên bục giảng đã khích lệ em nộp hồ sơ tuyển thẳng vào 4 trường, trong đó có tới 2 trường liên quan đến lĩnh vực sư phạm là ngành Sư phạm tiếng Anh của ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội.

Không chỉ vậy, Trân còn nộp hồ sơ dự thi vào ĐH Sư phạm Hà Nội và cũng tham gia kỳ thi đại học vừa qua với kết quả khả quan. Trân chia sẻ, em hoàn thành bài thi khối C khá tốt và dự tính tổng 3 môn thi được khoảng hơn 20 điểm.

Theo lời cô gái trẻ, nếu trúng tuyển cả ĐH Sư phạm Hà Nội, em mong muốn được học song song ở đây cùng với ngành học được tuyển thằng tại ĐH Ngoại ngữ. Trân tâm sự: “Mặc dù biết việc học song song 2 trường rất áp lực, nhưng được bố mẹ hoàn toàn ủng hộ và chắc chắn việc học 2 trường như vậy sẽ tốt hơn cho tương lai, cơ hội việc làm cũng rộng mở hơn nên em sẽ cố gắng hết mình”.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.