Hải Dương (24 tuổi, ngụ An Giang) tử hình, Vũ Văn Tiến (24 tuổi, ngụ Bình Phước) tử hình và Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long) 16 năm tù. Cả ba bị cáo cùng phạm 2 tội danh là "Giết người" và "Cướp tài sản".
Hết thời hạn kháng cáo Nguyễn Hải Dương không có kháng cáo trong khi hai đồng phạm khác của Nguyễn Hải Dương là Vũ Văn Tiến (24 tuổi, tạm trú huyện Hóc Môn, TPHCM) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long) đã có đơn kháng cáo gửi TAND tỉnh Bình Phước, TAND cấp cao tại TPHCM.
Như vậy, phần bản án tử hình của Nguyễn Hải Dương ở cấp sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo một số luật sư, dù án tử hình của Nguyễn Hải Dương đã có hiệu lực thì bị cáo này vẫn phải hầu tòa ở cấp xét xử phúc thẩm cùng với 2 bị cáo còn lại.
Đưa ra nhận định về vấn đề này luật sư Đặng Văn Sơn – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Vì bị cáo Tiến và Thoại có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm nên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, vụ án này sẽ xét xử tiếp ở cấp phúc thẩm.
Mặc dù không có kháng cáo nhưng bị cáo Dương vẫn phải tham gia phiên xét xử phúc thẩm để làm rõ các tiết của vụ án. Vì vụ án này thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm hơn nữa Dương lại có vai trò chủ mưu nên việc tham gia của Dương là rất quan trọng giúp HĐXX xem xét lại phần bản án bị kháng cáo”.
Nguyễn Hải Dương tại phiên xét xử sơ thẩm.
Cũng theo luật sư Đặng Văn Sơn thì toàn bộ nội dung phiên tòa phúc thẩm chỉ nhằm xem xét và giải quyết vấn đề về tội danh và hình phạt mà bị cáo Tiến và Thoại kháng cáo.
Phần bản án về tội danh và hình phạt của Dương sẽ có hiệu lực và không được xem xét lại do không có kháng cáo.Cũng có quan điểm pháp lý về vụ việc này luật sư Nguyễn Thanh Tùng – Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhận định: “Về nguyên tắc tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét những nội dung bị kháng cáo.
Trong vụ án này, hết thời hạn 15 ngày kháng cáo (không có kháng nghị) chỉ Tiến và Thoại là hai trong số 3 bị cáo có đơn kháng cáo. Do vậy, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt nằm trong nội dung kháng cáo của Tiến và Thoại.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 điều 66 Bộ luật TTHS 2003 thì Hội đồng xét xử phải xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án. Do vậy xét thấy cần thiết, tòa sẽ triệu tập bị cáo Dương tham gia phiên xét xử phúc thẩm nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án có liên quan đến nội dung kháng cáo”.
P.V