Nguyên nhân khiến ‘đầu tàu kinh tế’ của EU bị suy sụp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng của Đức đã sa sút kể từ khi mất nguồn dầu mỏ và khí đốt giá rẻ của Nga.
Nguyên nhân khiến ‘đầu tàu kinh tế’ của EU bị suy sụp

Tuần qua, Văn phòng thống kê quốc gia Đức tiết lộ rằng nền kinh tế của nước này - vốn là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của châu Âu - đã rơi vào suy thoái trong đầu năm 2023 trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã chỉ ra những tín hiệu tiêu cực của nền kinh tế Đức như đánh mất khả năng tăng trưởng. Hãng RT (Nga) đã phân tích về những thách thức mà cường quốc kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt.

1. Tại sao vấn đề suy thoái kinh tế của Đức lại quan trọng?

Là thành viên lớn nhất và giàu có nhất của EU, Đức đã xây dựng sức mạnh kinh tế dựa trên năng lực sản xuất, hội nhập vào thương mại quốc tế cùng với hệ sinh thái vận tải và hậu cần mạnh mẽ. Đây là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.

2. Điều gì đang làm tê liệt “gã khổng lồ” kinh tế của EU?

Các vấn đề về chuỗi cung ứng và tranh chấp thương mại sau đại dịch, cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ, tất cả đã gây căng thẳng cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức. Sản xuất công nghiệp bị đình trệ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, tắc nghẽn nguồn cung và chuyển đổi sang năng lượng xanh. Tiếp theo đó là sức mua giảm và các đơn đặt hàng công nghiệp giảm dần.

3. Thách thức lớn đối với Berlin là gì?

Vấn đề quan trọng nhất đối với chính phủ Đức là phục vụ bền vững nhu cầu năng lượng cho cơ sở công nghiệp của đất nước trong quá trình chuyển đổi xanh. Đức là một trong những quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới và sản xuất chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế. Nhiều thập kỷ qua, Đức đã dựa vào năng lượng giá rẻ của Nga để phát triển.

4. Các biện pháp trừng phạt và khủng hoảng năng lượng có tác động gì?

Trong số các thành viên EU, Đức bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác dụng phụ từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, do dòng khí đốt tự nhiên của Nga đã giảm đáng kể. Vụ phá hoại đường ống Nord Stream - một trong những tuyến đường chính dẫn khí đốt của Nga tới châu Âu - đã làm tình hình thêm phức tạp. Do đó, Đức không còn nhận được khí đốt trực tiếp từ Nga, đánh mất thị phần hơn 50% nhiên liệu từ nước này. Trong khi đó, giá năng lượng bán buôn của châu Âu đạt mức cao chưa từng thấy vào năm 2022 do các lệnh trừng phạt đối với Nga, gây lo ngại về quá trình phi công nghiệp hóa, đặc biệt là ở Đức.

5. Những rủi ro nào khác đe dọa nền kinh tế hàng đầu châu Âu?

Là một trung tâm công nghiệp, Đức đang phải đối mặt với những thách thức lớn về công nghệ và chính trị. Thiếu lao động có trình độ là một vấn đề lớn khác, buộc Berlin phải tự do hóa hơn nữa việc nhập cư. Một nghiên cứu gần đây của Viện Kinh tế Đức cho thấy các ngành công nghiệp bị trống 630.000 vị trí tuyển dụng mà họ không thể lấp đầy vào năm 2022, tăng từ 280.000 công việc một năm trước đó.

6. Việc thúc đẩy năng lượng xanh của EU có hữu ích không?

Các nhà sản xuất Đức đã phải vật lộn để sản xuất ô tô và thiết bị do thiếu phụ tùng và lao động, cũng như giá năng lượng tăng cao. Hơn nữa, họ buộc phải đầu tư hàng trăm tỷ euro trong những năm tới để đáp ứng các tiêu chuẩn năng lượng sạch mới của khối. Ngành công nghiệp ô tô của quốc gia này, cho đến nay là lớn nhất ở châu Âu, đã từng hỗ trợ hàng trăm nghìn việc làm cho người Đức và chiếm hơn 20% tổng sản lượng kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, nhu cầu đối với ô tô của Đức đã giảm trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển hướng sang xe điện.

7. Ngành công nghiệp Đức có thể bị đình trệ?

Các nhà kinh tế đang dự đoán rằng lĩnh vực công nghiệp, vốn là trụ cột của nền kinh tế Đức, sẽ vẫn trì trệ trong năm nay thay vì phục hồi như kỳ vọng, dẫn đến giảm triển vọng phục hồi kinh tế. Các chuyên gia tuyên bố rằng triển vọng rất ảm đạm vì quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo giá cả phải chăng vẫn có thể mất nhiều năm.

8. Sức mạnh của EU có bị suy sụp?

Nền kinh tế Đức, trước đây là động lực đáng tin cậy để kéo Liên minh châu Âu ra khỏi khủng hoảng, đã trở thành mắt xích yếu ớt. Các nhà kinh tế nhận thấy tốc độ tăng trưởng của Đức tụt hậu so với phần còn lại của khu vực trong nhiều năm tới, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo đây sẽ là nền kinh tế hoạt động kém nhất Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) trong năm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.