Nhà bảo tồn đồ cổ triều Nguyễn ‘có một không hai’

(Ngày Nay) - Ở Huế có một cụ ông tuy tuổi đã cao nhưng rất minh mẫn, ngày đêm làm bạn với tranh thêu và lưu giữ cẩn thận những cổ vật quý hiếm, có thể nói là “độc nhất vô nhị”.
Ông Lê Văn Kinh miệt mài bên nghiên mực
Ông Lê Văn Kinh miệt mài bên nghiên mực

Cành vàng lá ngọc

Lâu nay, cụ ông Lê Văn Kinh (90 tuổi, ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) không chỉ được biết đến với tài thêu tranh tuyệt đẹp mà còn bởi ông còn lưu giữ những cổ vật quý hiếm có niên đại hàng trăm năm.

Theo tìm hiểu, ông Kinh là cháu ngoại của cụ Nguyễn Văn Giáo (từng làm Tham tri Bộ Lễ dưới triều Nguyễn). Lúc làm quan, cụ Giáo có sở thích sưu tầm những đồ vật quý mỗi khi có dịp đi sứ Trung Quốc và nhiều lần được vua ban vì có công với triều đình. Sau này, cha và ông ngoại mất, ông Kinh được tiếp quản những món đồ gia bảo này.

Nhà bảo tồn đồ cổ triều Nguyễn ‘có một không hai’ ảnh 1Nghiên mực vua ban

Những đồ cổ của ông được bày biện rất đẹp mắt và khoa học, nổi bật trong bộ sưu tập đồ sộ của gia đình ông phải kể đến cây “Kim Chi Ngọc Diệp”. Cây “Kim Chi Ngọc Diệp” được cất giữ trang trọng trong tủ kính, cây này do vua Khải Định ban tặng cho ông ngoại của ông Kinh khi có công lớn với triều đình, ước tính cây này có niên đại hơn 100 năm. Kim chi ngọc diệp tượng trưng cho sự giàu có, quý phái của hoàng tộc chốn cung đình. Cây cao hơn 30 cm, thân cây bằng vàng mạ đặc tả theo cây mai, có hàng chục "hạt" mai bằng hồng ngọc, huyền ngọc, thanh ngọc, bích ngọc, mã não, ngọc bích, cẩm thạch…, và những sợi chỉ kết nối đủ màu sắc rực rỡ. Theo các nhà chuyên môn, cây quý này là cây thứ ba đang có mặt trên đất Huế, sau hai cổ vật khác đang được trưng bày tại Đại nội Huế.

Nhà bảo tồn đồ cổ triều Nguyễn ‘có một không hai’ ảnh 2Ấm Mạnh Thần hiếm thấy

“Cây này được bảo quản một cách chu đáo, tôi không lau chùi gì, nếu lau chùi thì mất đi vẻ bóng loáng của nó đi, như vậy không còn quý nữa”, ông Kinh cho hay.

Ngoài cây lá ngọc cành vàng, còn có bộ nghiên mực làm bằng đá đen có tên là “Lưỡng long tranh châu” chạm hai con rồng tranh viên ngọc ở giữa, xung quanh là cảnh vật thiên đình, ngoài nghiên mực, có thêm thỏi mực tàu, bút viết và giá đỡ làm bằng gỗ mun. Ông Kinh cho biết: “Nhìn những chi tiết chạm khắc trên nghiên mực cũng thấy quý rồi, huống gì đây là đồ cổ và do vua Khải Định ban tặng cho ông ngoại tôi”.

Tuy vậy, thỉnh thoảng, ông đem ra dùng chiếc nghiên mực này như một nghiên mực bình thường. Chỉ những ai biết và hỏi thăm đến ông mới đem ra giới thiệu.

Tấm vải thừa từ chiếc hoàng bào của vua Khải Định

Treo trang trọng ở góc nhà, tấm vải thừa từ chiếc hoàng bào của vua Khải Định cũng trở nên đặc biệt. Tấm vải thừa được gia đình ông đóng khung cẩn thận, đây được coi là báu vật hiếm có. Ngày nay, hoàng bào của các vua chúa triều Nguyễn đều được phục chế thì tấm vải khoảng 0,4 m2 ấy chính là tài sản mà thân sinh của ông Kinh để lại. Ông Kinh tự hào kể về lai lịch tấm vải quý: “Nhân Tứ tuần Đại khánh [lễ lớn mừng vua 40 tuổi] của vua Khải Định, cha tôi là cụ Lê Văn Hỡi đảm nhiệm việc thêu áo bào cho vua, nhưng tấm vải may áo bào có thừa một phần nên cha tôi để lại”.

Nhà bảo tồn đồ cổ triều Nguyễn ‘có một không hai’ ảnh 3Tấm vải áo hoàng bào vua Khải Định

Đặt trước tủ là hỏa lò Cù Lao có từ thế kỷ 17 được mua về từ Hà Nội. Ấm đun nước được làm bằng đồng dát nên rất mỏng. Không những thế, đây là một hỏa lò rất đặc biệt. Phần lõi của ấm có lỗ rỗng để bỏ than đun nước, xung quanh là nước để giữ đủ độ nóng đảm bảo cho việc pha trà. Lửa cứ đỏ liên tục làm cho nước luôn nóng, phần tro của than sẽ rơi xuống đáy ấm. Độc đáo hơn cả là bộ bình trà có 3 bình khác nhau, tất cả đều xuất xứ từ Trung Quốc. Đó là ấm Mạnh Thần, ấm Tuyên Đức, ấm “Nhất tống tứ quân”.

Ông Kinh giới thiệu: “Ấm trà Mạnh Thần là một trong ba bình trà cổ quý vào bậc nhất hiện nay, trong tác phẩm của Nguyễn Tuân từng nhắc đến trong tác phẩm “Vang bóng một thời”, đó là “Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”. Theo tìm hiểu, ở đáy ấm trà có khắc dòng chữ Hán “Hà hoa mãn trì đường, Mạnh Thần”, nghĩa là hoa sen trong ao mọc bên vệ đường với ngụ ý rằng ấm sẽ lưu giữ được hương thơm của trà. 

Chiếc ấm nhỏ bằng nhúm tay nhưng có niên đại lên tới 500 năm. Ấm được làm bằng đất nung, có gắn chiếc coi bằng đồng đen. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ nung của chiếc bình đất đạt tới 2.000 độ C nhưng nhiệt độ nóng chảy của coi đồng chỉ tới 1.200 độ C. Và việc gắn đồng coi vào mà vẫn sử dụng được là một điều thú vị.

Nổi bật trong bộ sưu tập này là chiếc ấm trà Tuyên Đức. Chiếc ấm làm bằng đất có kích cỡ như quả quýt và được nung bằng kỹ thuật điêu luyện. Quai ấm làm bằng đồng đen. Tương truyền vào thời Tuyên Đức (nhà Minh - Trung Quốc) sản xuất được 200 chiếc, tất cả dưới đáy ấm đều có dòng chữ Hán “Tuyên Đức Đường”. Đặc biệt, khi dội nước sôi chiếc ấm sẽ khô ngay. Tích tụ theo thời gian, trong lòng ấm lưu giữ lại một lớp keo trà, được xem là thứ quý nhất của ấm trà cổ. 

Ngoài ra, ông còn cất giữ bộ “Nhất tống tứ quân” (gồm có 1 chén lớn - 4 chén nhỏ) và bộ dụng cụ thưởng trà gồm: một cây đũa ngà voi dài, hũ đựng trà bằng gỗ, một độc lư xông trầm, một chiếc chậu bằng đồng thau, hai khay gỗ...

Theo ông Kinh, tất cả các ấm đều được ông cất giữ cẩn thận trong tủ kính, đề phòng việc hư hỏng. Việc bảo quản chúng cũng không có vấn đề gì, để càng lâu càng quý hơn. “Thật ra bảo quản những đồ cổ này cũng không có khó khăn gì. Những cái nào dễ bể thì cho vào tủ, còn lại thì để trên tủ trưng bày”, ông Kinh chia sẻ.

Khi được hỏi về dự định của ông đối với những cổ vật quý báu này, ông dốc lòng tâm sự rằng: “Những món đồ này tôi sẽ không bán chúng, bởi đồng tiền to thật nhưng không quý bằng những cổ vật này, tôi sẽ giữ mãi cho con cháu tôi để chúng bảo quản cẩn thận”.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.