(Ngày Nay) - Năm 2023 đánh dấu chặng đường 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
(Ngày Nay) - Để giữ gìn và bổ sung kho tư liệu của triều Nguyễn, thời gian qua nhiều tổ chức, cá nhân đã hiến tặng những sách quý, thư tịch cổ mà họ đã dày công sưu tầm. Và thông qua các hoạt động văn hóa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu đến công chúng và mong muốn lan tỏa những ấn phẩm giá trị này.
(Ngày Nay) - Tấm bia khá nguyên vẹn, giúp xác định khu lăng mộ vợ của một vị vua triều Nguyễn, được phát hiện nằm lẫn sâu trong đất. Tuy nhiên, cả khu vực đã bị san ủn, phá hủy hoàn toàn.
(Ngày Nay) - Hơn 40 năm qua, ông Đặng Văn Tố (67 tuổi, ở phường Thuận Lộc, TP Huế) đã gắn bó với nghề làm thẻ xăm hường, nghề mà tưởng như đã thất truyền từ lâu trên đất Cố đô.
(Ngày Nay) - Hai Sở Văn hóa & Thể thao TT-Huế và Đà Nẵng đều nhận thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hải Vân quan là hết sức cấp thiết, do công trình bị xuống cấp trầm trọng, môi trường du lịch nơi đây bị ảnh hưởng và thiếu bảo đảm.
Thời nhà Nguyễn, các vua thường xuyên tổ chức những hải đội ra đảo Hoàng Sa với mục đích quản lí khai thác, dựng mốc chủ quyền trên đảo. Tuy nhiên biển khơi mênh mông đầy bất trắc nên số phận của những người lính xả thân vì biển đảo quê hương cũng nhiều may rủi. Vì thế, trước khi lên thuyền những người dân trên đảo Lý Sơn tổ chức “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” với mục đích an ủi, động viên và cầu chúc cho những người lính dũng cảm được trở về với quê.
Tương truyền, nhà Nguyễn phát tích nhờ mộ Triệu Tổ Nguyễn Kim được hổ táng, thiên táng vào long khẩu (miệng rồng) núi Triệu Tường phía sau làng Gia Miêu. Nhà Nguyễn định đô ở Huế và đồi Hà Khê, nơi có chùa Thiên Mụ nổi tiếng được xác định là long mạch đế vương nhà Nguyễn.