'Đệ nhất hùng quan' Hải Vân xuống cấp trầm trọng

(Ngày Nay) - Hai Sở Văn hóa & Thể thao TT-Huế và Đà Nẵng đều nhận thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hải Vân quan là hết sức cấp thiết, do công trình bị xuống cấp trầm trọng, môi trường du lịch nơi đây bị ảnh hưởng và thiếu bảo đảm.
Hải Vân quan trên đỉnh đèo Hải Vân đang xuống cấp từng ngày và chưa phát huy hết giá trị giữa “đệ nhất hùng quan”. Ảnh: Nguồn internet.
Hải Vân quan trên đỉnh đèo Hải Vân đang xuống cấp từng ngày và chưa phát huy hết giá trị giữa “đệ nhất hùng quan”. Ảnh: Nguồn internet.

Ngày 4/11, Sở Văn hóa & Thể thao TT-Huế có cuộc gặp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng để bàn giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị và bảo đảm môi trường du lịch tại khu vực Hải Vân quan - một di tích nổi tiếng thời nhà Nguyễn.

Tại buổi làm việc, cả hai đơn vị đều nhận thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hải Vân quan là hết sức cấp thiết, do công trình kiến trúc cổ bị xuống cấp trầm trọng, môi trường du lịch nơi đây thiếu bảo đảm.

Cả hai Sở cùng thống nhất xây dựng một bộ quy tắc phối hợp về bảo tồn, phát huy giá trị Hải Vân quan. Hai đơn vị cũng xác định một vấn đề quan trọng phải triển khai ngay, đó là cùng nhau làm hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận Hải Vân quan là di tích cấp Quốc gia. Ngành văn hóa hai địa phương đã nhất trí giao cho huyện Phú Lộc (tỉnh TT-Huế) và quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) tăng cường kiểm tra, bảo đảm môi trường du lịch an toàn, lành mạnh tại cho khách đến tham quan Hải Vân quan, trong thời gian tiến hành lập hồ sơ chờ Bộ VH-TT&DL công nhận di tích.

Hải Vân quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân (tuyến Quốc lộ 1), giáp ranh giữa hai tỉnh, thành TT-Huế và Đà Nẵng. Theo sử liệu, Hải Vân quan được nhà Nguyễn xây dựng năm 1826, dưới thời vua Minh Mạng. Nhà Nguyễn xây dựng và sử dụng Hải Vân quan nhằm hai mục đích chính là lập pháo đài phòng thủ và để kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động qua lại trên con đường thiên lý Bắc Nam.

Hải Vân quan từ lâu đã trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách, nhưng do vướng các vấn đề về quản lý nên hiện xuống cấp trầm trọng, cũng như xuất hiện tình trạng chèo kéo bu bám khách, tạo hình ảnh thiếu bảo đảm về môi trường du lịch trên đỉnh ngọn đèo “đệ nhất hùng quan” này.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.