Nhân cách truyền thông

Nếu không có Google, tôi tin rằng có rất ít người dưới bài viết này có thể kể tên được lãnh đạo của OPEC hay Saudi Aramco, những người đóng vai trò quyết định giá xăng bạn đổ hàng ngày...

Thế giới không biết ai đã sáng tạo ra Bitcoin.

Đó là một thông tin cũ: không ai biết Satoshi Nakamoto là ai, thậm chí không biết đó có phải là một con người hay một tổ chức. Ngay cả khi thị trường này đã có tổng giá trị hàng trăm tỷ USD, “Satoshi Nakamoto”, người đã thiết kế ra nó, vẫn hoàn toàn là một bí ẩn bất chấp sự nỗ lực tìm kiếm của cả thế giới công nghệ và truyền thông.

Nhưng bạn không cần biết Satoshi Nakamoto là ai, nhân dạng và nhân cách ra sao, để có thể đầu tư vào Bitcoin, thảo luận về nó, hay thậm chí là tham gia góp ý về chính sách tiền tệ cho chính phủ dựa trên các ý niệm mới về Bitcoin.

Nhân vật gọi là “Satoshi Nakamoto” giới thiệu cho chúng ta một ý niệm quan trọng về cá nhân trong xã hội: khi một chính sách được xác lập và đồng thuận, chúng ta không cần quan tâm đến cá nhân đã tạo ra nó.

Nếu không có Google, tôi tin rằng có rất ít người dưới bài viết này có thể kể tên được lãnh đạo của OPEC hay Saudi Aramco, những người đóng vai trò quyết định giá xăng bạn đổ hàng ngày. Nhiều nhân vật mà các quyết định của họ đưa ra ảnh hưởng đến đời bạn nhiều hơn cả vị sếp trực tiếp ở cơ quan: Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ hoặc Thái Lan, người có vai trò lớn trong giá gạo xuất khẩu thế giới; hay là chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ, người tham gia quyết định giá vàng bạn đang cất trong tủ.

Về cơ bản, những nhân vật này dù có nhân dạng và nhân cách cụ thể, không khác gì so với Satoshi Nakatomo. Họ đến với chúng ta bằng các chính sách, và chúng ta phản ứng với họ bằng các chính sách khác. Bạn sẽ không oán trách hay thậm chí nghĩ ra rằng mình cần oán trách một vị hoàng thân nào đó ở Arab Saudi, nếu ngày mai giá xăng tăng. Bạn có thể thay đổi thói quen tiêu dùng, và nếu lượng thay đổi đủ lớn, thì OPEC phải tính toán lại.

Nhưng bất chấp thực tế dễ hiểu này, người ta vẫn nhắm vào khuôn mặt các yếu nhân. Thị trường dành cho thương hiệu cá nhân không ngừng mở rộng. Nhiều người vẫn có nhu cầu được đánh giá một cá nhân cụ thể, bình phẩm về nhân cách, đời tư, phán xét hoặc tôn vinh một con người - đặc biệt là các nhân vật có khả năng ban hành chính sách, từ doanh nhân đến lãnh đạo.

Nhiều tiền, chi dưới gầm bàn hoặc bằng các hợp đồng có nộp VAT, dành cho truyền thông cá nhân. Những lời tư vấn được đưa ra khá đơn giản: “Hãy làm vài việc tốt”. Bất kỳ ai làm truyền thông cũng hiểu rằng dư luận rất dễ gộp “làm vài việc tốt” và “nhân cách tốt” vào một ấn tượng, để rồi từ đó hình thành một “niềm tin”. Những “niềm tin” được hình thành bằng ấn tượng sơ sài này, sau đó, hoàn toàn có khả năng vận hành xã hội.

Đôi lúc, những lời khuyên cho yếu nhân được giới truyền thông đưa ra còn đơn giản hơn: Hãy ăn mặc đẹp.

Tuần này, tôi giật mình nhận ra rằng mình đã có sự thương cảm với một nữ chính trị gia vì ngoại hình quá đẹp, cho đến khi đọc nghiêm túc về chính sách lúa gạo phiêu lưu của bà này. Sự thương cảm dành cho các chính trị gia phạm sai lầm vì thể hiện bề ngoài, không có gì ngạc nhiên, khá phổ biến.

Nền văn hóa xoay quanh các cá nhân này tất nhiên có thể trở thành động lực cho xã hội. Trong các giai đoạn khó khăn, khi xã hội cần các hành động tập thể thay vì chờ đợi sự điều tiết của thị trường, ví dụ như thời chiến, hoặc giai đoạn tái thiết đất nước, các hình mẫu cá nhân (role model) được xác lập có chủ ý chắc chắn sẽ hướng lựa chọn của nhiều người đến điều có lợi.

Nhưng trong phần lớn các bối cảnh xã hội, giữ thói quen bàn về cá nhân thay vì nhìn vào hệ thống việc làm của họ là một điều nguy hiểm. Nó khuyến khích việc tạo ra các “nhân cách truyền thông” - thứ ấn tượng sơ sài qua các hành động mang tính biểu diễn, thay vì sự cải thiện các quan hệ thực sự. Nó tôn vinh một thứ “niềm tin” vào cá nhân mà bỏ qua việc nhìn nhận bức tranh tổng quan.

Việc đánh giá xã hội thông qua đo đạc các nhân vật “xấu” hoặc “tốt” khiến người ta thậm chí quên mất cái tôi của chính họ. Thay vì trực tiếp tham gia vào điều chỉnh xã hội, nhiều người có xu hướng hoan hỉ với một đại nhân vật có “đạo đức tốt” với khả năng tạo ra chính sách thay đổi đời mình.

Thỉnh thoảng, vẫn có người đến tìm tôi, một nhân vật có ảnh hưởng hoặc thư ký của họ, và hỏi cách “làm hình ảnh” cho ai đó.

Tôi giữ phép lịch sự đưa ra lời quen sơ sài như thời mới vào nghề: Hãy làm vài việc tốt.

Phần lớn họ không liên lạc lại. Trong những tháng ngày mà truyền thông xã hội phát triển cực thịnh, thì thậm chí “làm vài việc tốt” cũng là điều tốn công. Nhiều người tin rằng hình ảnh của họ có thể được gia công bằng lời nói, câu viết hoặc một thủ pháp truyền thông nào đó - mà không cần thực sự trở thành cái gì tích cực.

Và bằng cách nào đó, thị trường này vẫn sôi động và các "nhân cách truyền thông" vẫn đi vào đời sống mỗi ngày.

Theo Vnexpress
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.