Nhân vụ nhà báo khóc vì vô cảm: Học sống tử tế để không đơn độc

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn cho rằng, sống tử tế không phải là điều hiếm hoi trong xã hội hiện nay và học sống tử tế để thấy mình không đơn độc.
Nhân vụ nhà báo khóc vì vô cảm: Học sống tử tế để không đơn độc

Phóng viên Ngày Nay Online đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Trưởng Khoa Tâm lý họcTrường Đại học Sư phạm TP. HCM xung quanh căn bệnh vô cảm và sự thiếu tử tế của bộ phận người Việt trong xã hội hiện đại.

Nhà báo khóc vì... vô cảm

- Vừa rồi nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị ba người đàn ông lạ mặt tấn công trong lúc đi khảo sát hiện trường để viết bài. Khi kể lại với báo chí, anh ấy đã khóc vì trong giờ phút đối mặt với sự sống và cái chết, dù ba tên côn đồ đã bỏ đi, vẫn không một ai đến hỏi han hay giúp đỡ đưa anh vào viện. Nước mắt của một nhà báo nói riêng, và của rất nhiều người từng bị tổn thương vì sự vô cảm của lòng người khiến ông suy nghĩ điều gì?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Không thể phủ nhận rằng ngày nay, nhiều người chưa thực sự thân tình và trải lòng với hàng xóm và những người xung quanh, thậm chí là với đồng nghiệp hay những người yếu thế.

Thiếu sự quan tâm, thiếu sự thấu cảm và thiếu hẳn những phút giây nhân ái với người khác là một thực tế đang tồn tại ở không ít cá nhân ngày nay... Biểu hiện của nó thì muôn vàn: từ việc không đếm xỉa đến những người sống quanh mình đến quanh nhà, không quan tâm gì đến cảm xúc hay những tình huống xảy ra cùng làng xóm, khư khư với những cảm giác và cảm xúc của chính mình và chẳng cần chia sẻ đã trở thành những phản ứng mang tính thường trực...

Nhân vụ nhà báo khóc vì vô cảm: Học sống tử tế để không đơn độc ảnh 1

PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn cho rằng cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu con người biết sống quan tâm đến nhau.

- Theo ông, phải chăng sự vô cảm ở xã hội ta đang đến mức báo động?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Có thể nói cuộc sống hiện đại xuất hiện những căn bệnh “xã hội” rất quen mà rất lạ! Cái lạ của nó là vì trong thời văn minh lại xuất hiện những “nốt nhạc chói tai, lạc phách”... Cái quen của nó là đâu đó trong cuộc sống thì biểu hiện đã tồn tại nhưng chưa trở thành một vấn đề phổ biến hay một xu hướng đáng quan ngại... Đó là căn bệnh có thể làm con người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Tuy nhiên, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những cái xấu nhiều hơn cái tốt, vì thế sự tử tế dù có rất nhiều vẫn không gây chú ý bằng những hành vi thiếu tử tế, thiếu tính nhân văn xuất hiện gần đây trong xã hội.

Không ít người Việt dần trở nên vô cảm ngay trong chính cuộc sống của mình. Vì nhiều lý do nhưng chắc chắn rằng điều này làm người ta bớt thương yêu nhau, bớt quan tâm nhau cũng như sự thể hiện tình cảm nhạt nhoà trong khi đó tính vị kỷ thì quá nâng cao.

Vấn đề lệch chuẩn trong mục tiêu cuộc sống

- Có một thực tế là trong cuộc sống, một số người Việt sẵn sàng kiếm tiền bằng mọi giá đánh đổi cả danh dự và liêm sỉ, thậm chí cả sức khỏe và tính mạng của cộng đồng để có tiền. Theo ông, sự tử tế có bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Tiền tài, vật chất chi phối sự tử tế, nhưng không phải là tất cả. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc con người sống vị kỷ, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích cộng đồng.

Ví dụ sự vô cảm thể hiện khi người ta nghĩ đến chính mình nhiều quá. Sự tự vệ làm cho người ta bàng quan, sự vội vàng trong cuộc sống làm người ta cảm thấy mình mất đi dần sự quan tâm đến người khác. Hay cũng chính sự mất dần niềm tin về cái thiện, về điều tốt làm người ta dễ dàng bi quan, thủ thế.

Việc người ta dần trở nên vô cảm khiến người ta sống thiếu tử tế với nhau. Chút khác biệt cũng đục khoét sâu dẫn đến sự kỳ thị, chút bực bội cũng có thể dẫn đến những hành vi xấu làm thương tổn người khác… Vì cái lợi, người ta có thể làm ăn gian dối, lừa lọc… Tất cả đẩy người ta đến sự thiếu tử tế trong cuộc sống và đặc biệt trong sự đối xử hằng ngày.

Sự vô cảm và sự thiếu tử tế trong chính cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh làm cho người ta dần trở nên thiếu sự quan tâm đích thực đến những giá trị đạo đức và nhân văn. Không ít người xem rằng việc chân thật, hết lòng, việc quan tâm đến người khác, việc hy sinh… là những điều không nhất thiết thực hiện nếu như không muốn nói là không bình thường…

Nhân vụ nhà báo khóc vì vô cảm: Học sống tử tế để không đơn độc ảnh 2

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã bật khóc khi kể lại sự việc anh bị đánh mà không có một ai đứng ra giúp đỡ.

- Có rất nhiều sự việc gây nhức nhối dư luận xuất hiện nhan nhản trên báo đài như: Việc ông giám đốc người Nhật Bản Tango Hirosuke, 77 tuổi, một mình đối mặt với nhóm người hung hăng của công ty Tân Đức, vì không muốn những công nhân người Việt bị nguy hiểm. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đi đầu trong việc chống tiêu cực bị côn đồ đánh trọng thương nhưng anh bật khóc vì cảm thấy đơn độc… Người Việt chấp nhận sống chung với thực phẩm bẩn và chấp nhận căn bệnh ung thư như thực tế có thể xảy ra bất cứ khi nào,… Và nhiều chuyện khác nữa khiến người ta giật mình lo sợ sự “tử tế” là quá xa xỉ trong xã hội bây giờ? Theo ông, điều gì khiến con người ta còn e ngại sự tử tế. Chẳng nhẽ làm một người tử tế khó đến vậy?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Tôi cho rằng khi xuất phát từ mục tiêu cân bằng người ta sẽ có định hướng đúng. Thực tế, chính sự ham hố về mục tiêu, chính sự sống gấp, sống vội và những sức ép từ cuộc sống hiện đại, nhiều màu sắc công nghiệp làm người ta dễ trở nên thiếu tận tâm vì nhau, thiếu hy sinh cho nhau… Vẫn phải khẳng định rằng nếu mỗi người biết đâu là mục tiêu của mình, hướng đến điều gì trong cuộc sống là cần thiết sẽ bớt đi những tham lam, ham hố và sự vội vã không đáng có.

Yêu thương sẽ làm cho một dân tộc có cơ hội phát triển

- Làm thế nào để con người biết yêu nhau thương nhau hơn, tuy đơn giản nhưng nó quyết định vận mệnh của cả một dân tộc. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Thực ra tôi muốn nhấn mạnh đến tính nhân loại trước tiên. Khi con người thương yêu nhau, chấp nhận nhau và có sự quan tâm nhất định, sẽ làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn, người ta đỡ phải lo sợ, cô đơn hay không phải quá sức đi theo hướng độc hành trong chính cuộc sống xã hội vốn đông mà vẫn ít, vốn nhiều mà vẫn cô đơn…

Thứ hai, để một dân tộc phát triển, sự công bằng giữa mình và người cần đựợc tuân thủ. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng việc đoàn kết một dân tộc, tạo ra sức mạnh tổng thể, biết chấp nhận, biết tương tác, biết hy sinh… sẽ làm cho cả một dân tộc có nhiều cơ hội thể hiện, phát triển và khẳng định. Thực tế này đã được ghi nhận không ít từ những kinh nghiệm đáng quý của một dân tộc đoàn kết

- Ông nghĩ sao nếu nói một bộ phận người Việt không dám nhìn thẳng vào thực tế của xã hội mình: Sống vô cảm, thiếu đạo đức và không tử tế?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Tôi nghĩ, chúng ta cần thẳng thắn nhưng thật cẩn trọng. Trong nhiều sự việc gần đây cho thấy con người nói chung và người Việt nói riêng có phần biểu hiện sự vô cảm… Điều này cần nghiêm túc nhìn nhận nhưng không được chủ quan… Còn sự đánh giá cũng cần có sự định lượng nhất định. Theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể khẳng định: không ít người Việt hiện nay khá vô cảm hay có những biểu hiện vô cảm với con người, với cuộc sống diễn ra xung quanh…

Hãy giúp con người sống tử tế!

- Theo ông, cơ sở nào để đất nước chúng ta phát triển được sự tử tế trong mỗi con người. Hay nói cách khác, có những biện pháp, hay chính sách nào đó để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sống có ích và tận tâm vì cộng đồng?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Dạy cho con người sự tử tế không bao giờ trễ vì sự tử tế làm nên nhân cách của con người. Chúng ta cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng chỉ cần con người tử tế, dễ dàng làm người ta biết kiểm soát chính mình, sống tốt với những người xung quanh. Đó cũng là cơ sở quan trọng để con người biết hoàn thiện chính mình, biết sống có ích cho mình và cộng đồng.

Để con người có được sự tử tế, cần bắt đầu từ nhiều tác động và duy trì sự tác động đồng bộ.

Trước hết, gia đình cần quan tâm giáo dục từ thời thơ ấu. Việc làm gương, định hướng và điều chỉnh hành vi cho con cái trở nên rất quan trọng. Đó chính là cơ sở để con người hay một đứa trẻ vững tin vào những chuẩn mực của sự tử tế dù có những tác động trái chiều.

Nhà trường và thầy cô giáo cần nhận ra cốt lõi của việc giáo dục con người sống tử tế, đó là một trong những mục đích rất quan trọng. Từng tác động, từng bài giảng hãy hướng các em chỉ cần tử tế trong cuộc sống đã là đáng quý. Từng lứa tuổi, sự nâng dần những biểu hiện tử tế này có thể khác đi nhưng không thể thiếu trong từng lời giảng, từng sẻ chia.

Môi trường xung quanh và xã hội hãy giúp cho con người sống tử tế. Thật khó nhưng rất cần vì khi cái xấu bị lên án mạnh mẽ, sự thờ ơ bị công kích, sự hết lòng và tử tế đối xử với nhau được tôn vinh thì đó là cơ sở quan trọng để làm con người sống tốt với nhau…

Ngoài ra, các chế tài hay những sách lược để trấn áp cái xấu cũng cần được nghiên cứu, quan tâm và tiến hành để đảm bảo con người thích ứng với cuộc sống mà không quá lạc lõng khi hướng đến sống tử tế, văn minh.

- Xin cảm ơn PGS. TS vì cuộc trao đổi thẳng thắn này!

Đinh Hương (Thực hiện)

Bạn có đồng tình hay có ý kiến khác với quan điểm của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn? Theo bạn sự vô cảm trong xã hội Việt Nam đã đến mức đáng báo động? Đâu là nguyên nhân của vấn nạn này? Làm thế nào để mọi người trong xã hội sống tử tế, sống có ích và có trách nhiệm hơn với cộng đồng?

Mời độc giả gửi ý kiến của mình về địa chỉ email toasoan@ngaynay.vn hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc phía dưới bài viết.

Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.