Nhật Bản và sự phá sản của kinh tế học Keynes

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thế vận hội Olympic đang diễn ra trong bối cảnh biến chủng Delta lây lan với tốc độ chưa từng có ở Tokyo, với những kỷ lục về số ca mắc trong ngày liên tiếp được xác lập, nhưng có lẽ, đây không phải nỗi lo duy nhất của nước chủ nhà Nhật Bản.
Nhật Bản và sự phá sản của kinh tế học Keynes

Trong năm tài khoá kết thúc vào tháng 3 vừa qua, Nhật Bản ghi nhận mức suy giảm GDP kỷ lục ở mức 4,6%, dù sự tăng trưởng nhẹ trong xuất khẩu khi nhu cầu thế giới về đồ điện tử và ô tô hồi phục, thì nhu cầu nội địa ảm đạm vẫn đè nặng lên triển vọng tăng trưởng trong năm nay.

Tuy nhiên đáng nói ở chỗ, người Nhật đã thực hiện triệt để những biện pháp để ngăn chặn suy thoái, ít nhất là theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, với hy vọng tạo ra phép màu tăng trưởng bằng chính sách tiền tệ, điều đã được John Maynard Keynes khuyến khích từ cuộc Đại Suy Thoái năm 1929.

Trong năm 2020, chính phủ của thủ tướng Suga Yoshihide đã tung ra 3 gói cứu trợ, tổng cộng trị giá hơn 300 nghìn tỉ Yen, tương đương hơn 50% GDP Nhật Bản, và cao hơn bất kỳ một quốc gia G7 nào theo tương quan quy mô kinh tế, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình trước sự bùng phát của đại dịch Covid 19.

Đây không phải lần đầu tiên Nhật Bản sử dụng tư duy kinh tế học Keynes - mà sau này được “nội địa hoá” thành học thuyết Abenomics để giải quyết khó khăn kinh tế. Nhật Bản từng có truyền thống tung ra những gói kích thích khổng lồ từ giai đoạn suy thoái những năm 90, mà di sản ngày nay vẫn còn được thấy từ khoản nợ công lên tới hơn 200% GDP.

Kể từ năm 1991 cho tới khủng hoảng tài chính 2008, Nhật Bản đã chi tổng cộng hơn 6300 tỉ USD để kích thích nền kinh tế, chủ yếu dưới hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng. Khi khủng hoảng tài chính nổ ra, Nhật Bản lại tiếp tục kiên trì thực hành lý thuyết Keynes bằng cách tung ra thêm các gói cứu trợ hàng nghìn tỉ USD hỗ trợ cho các doanh nghiệp và kích thích lạm phát.

Tất cả những điều này đã không giúp nền kinh tế Nhật phục hồi như kỳ vọng, khi tăng trưởng kinh tế trong suốt hơn 20 năm đầu thế kỷ 21 vẫn dao động quanh mức 0% đi cùng khoản nợ công ngày một phình to. Một thập kỷ mất mát của thế kỷ trước, tới giờ đã biến thành ba.

Nhật Bản và sự phá sản của kinh tế học Keynes ảnh 1

Tăng trưởng kinh tế ca Nht Bn trong hơn 20 năm qua bt chp các gói kích thích hàng nghìn t USD, th duy nht có xu hướng tăng phi mã là n quc gia. (Ngun: Tradingeconomics.com)

Khủng hoảng kinh tế và các gói kích thích thường đi với nhau, như sốt cao và Panadol. Tuy nhiên ít người biết rằng, phác đồ chính sách tưởng như rất kinh điển này, lại không phải là bài thuốc cổ truyền của các quốc gia. Nó mới chỉ được áp dụng trong chưa đầy 100 năm trở lại đây, và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Trong kinh tế học cổ điển, khi một quốc gia gặp khó khăn kinh tế (như do mất mùa, dịch bệnh, chi trả chiến phí…), thì phản ứng phù hợp nhất của Chính Phủ cũng sẽ giống như một bà nội trợ quản lý tiền bạc của gia đình, đó là thắt lưng buộc bụng để chờ qua thời điểm khó khăn.

Họ sẽ giảm thuế, cắt giảm chi tiêu công, khuyến khích người dân tiết kiệm tiền bạc, để rồi sau vài năm, kinh tế và sản xuất sẽ được phục hồi một cách hoàn toàn lành mạnh mà không để lại các di chứng dài lâu, như lạm phát, dư thừa công suất hay nợ xấu.

Không quá khi nói, Nhật Bản - như mọi tín đồ của Keynes, ở chiều ngược lại, tin rằng lạm phát là con đường dẫn tới thịnh vượng, lãi suất siêu thấp và đòn bẩy nợ cao sẽ kích thích sản xuất kinh doanh, duy trì các doanh nghiệp zombie có tác dụng không làm tăng thất nghiệp, phá giá tiền tệ đem lại lợi thế cho xuất khẩu, và thâm hụt ngân sách là một tiêu chuẩn của văn minh tài khoá.

Keynes thậm chí cho rằng, có thể kích thích kinh tế bằng cách cho tiền vào bình chôn ở góc làng, rồi các cậu bé sẽ đào nó lên và đem chi tiêu. Ben Bernanke - chủ tịch thứ 14 của FED đã đề xuất hiện đại hoá liệu trình Keneys bằng cách in hàng tỉ đô la, cho lên trực thăng rồi thả xuống đám đông dân chúng.

Nhưng Nhật Bản - người học trò trung thành, cần mẫn nhất của Keynes trong hàng ngũ các quốc gia phát triển, trong mấy thập kỷ vừa qua, sau khi tiến hành một chuỗi thực nghiệm kinh tế dài và tốn kém nhất trong lịch sử, đã chứng minh rằng, một bà nội trợ chưa từng đi xa quá cửa hàng tiện lợi ở cuối phố, có lẽ vẫn hiểu về bản chất của kinh tế học hơn là các chuyên gia.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.