Tại Hà Nội, các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang… đã bàn thảo vấn đề bảo tồn và phát triển di sản áo dài truyền thống trong xã hội hiện nay.
Áo dài là di sản trang phục truyền thống của Việt Nam. Những năm đầu thế kỷ XX trở về trước, áo dài được may ngũ thân, tay chẽn, cài khuy cổ đứng (áo dài truyền thống). Từ những năm 1930, các hoạ sĩ đã có những thay đổi về thiết kế để tạo ra áo dài hiện đại…
Tại hội thảo, những vấn đề liên quan đến tiềm năng sử dụng áo dài truyền thống trong xã hội; ứng dụng may, mặc trong đời sống; những vấn đề cải tiến áo dài; giáo dục về áo dài, xây dựng không gian bảo tồn áo dài ở Hà Nội và các địa phương... đã được đề cập.
Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VHTTDL khẳng định, trong những năm gần đây, Hà Nội đã làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hóa với nhiều di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, nhiều di tích quốc gia đặc biệt được công nhận; nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành để bảo vệ, phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa phi vật thể…
Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức buổi thuyết trình, giới thiệu về một số di sản văn chương thời Nguyễn, trong đó có bản Truyện Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn.
Về hình thức, bản Kiều chép tay này có tên gọi là “Kim Vân Kiều tân truyện”, gồm 150 mặt giấy dó. Ngoài 4 mặt giấy phụ bìa in hình rồng màu vàng thếp, nền đỏ, sách có 146 mặt giấy dó, tương ứng với 146 trang nội dung.
Về nội dung, theo nhận định, bản Kiều này tương đối thống nhất với các bản khắc in thời Tự Đức nhưng điều thú vị là có nhiều chữ trong bản chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn được sử dụng dưới dạng phương ngữ, dùng lối phát âm theo giọng Huế.
Đây là hoạt động tuyên truyền, giới thiệu và làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố, nhằm đưa di sản văn hóa đến gần công chúng địa phương và góp phần nâng cao trách nhiệm của toàn thể cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
Trưng bày các tác phẩm điêu khắc gỗ của người Cơ Tu. Ảnh: Báo Đà Nẵng |
Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình "Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2020".
Chương trình còn tạo cơ hội cho các chủ thể thực hành di sản văn hóa được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường và kết nối du khách, các công ty du lịch với các sản phẩm văn hóa.
Tương tự, Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội cũng vừa tổ chức chương trình Kỷ niệm 15 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam và 6 năm UNESCO vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là văn hóa phi vật thể của nhân loại; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức buổi thuyết trình, giới thiệu về một số di sản văn chương thời Nguyễn; Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2020”...