Nhộng rang - Canh Cáy

[Ngày Nay] - Cô gái út có một bữa bật nói: Từ ngày bà ngoại mất, con chưa được ăn một bữa nhộng rang nào ngon như của bà. 
Nhộng rang
Nhộng rang

Nhộng rang, mẹ tôi thường kén thứ nhộng tằm ta, tằm ăn lá dâu, be bé, vàng tươi, chứ tuyệt nhiên không đoái hoài tới nhộng tằm lai, tằm ăn lá sắn to thồ lồ, vàng nhợt. 

Ấy là bài học mà tôi học thuộc lòng mỗi lần theo mẹ ra chợ mua nhộng. Tôi còn nhớ như in là khi bà hàng gói nhộng và dúm lá chanh vào chiếc lá sen, mẹ tôi nhất định phải đòi bà thêm cho mấy tấm chanh nữa mới bằng lòng. 

Đem nhộng về, mẹ tôi bảo tôi rửa nhẹ tay, vẩy ráo, rồi mẹ đem ướp muối. Ngày xưa khó khăn, mẹ ướp muối mặn lắm. Đợi nhộng ngấm muối, bà cho vào xoong với săm sắp nước, đun sôi to, rồi hạ lửa, đun liu riu. Rồi bà lại tất tả lên nhà trên bán hàng. Mẹ bắt chị em chúng tôi canh cho xoong nhộng sôi đến kỳ cạn sạch nước. Lâu lắm. Có khi tôi mải đọc truyện, từ nhà trên ý chừng nghe thấy mùi nhộng xem xém lửa, mẹ tôi chạy vội xuống bếp nhắc xoong ra và không quên mắng vốn mấy câu.

Đoạn, bà sai tôi bóc mấy củ hành khô thái mỏng. Rồi rửa lau lá chanh và thái chỉ thật nhỏ. Trong lúc đó, bà cời bếp than cho lửa lớn hơn, đặt chiếc chảo to lên bếp, phi mỡ lợn với hành khô cho vàng ruộm, rồi mới đổ nhộng vào rang nhanh tay. Đám nhộng đổi mầu từ vàng tươi sang vàng sẫm, kêu lép bép. Mẹ tôi rưới vào chảo một thìa nước mắm ngon, mùi thơm dậy lên khắp nhà. Bà đảo tiếp mấy đũa nữa thì nhắc chảo ra, sai tôi thả đám lá chanh vào, trước khi xúc ra đĩa. 

Lúc ấy mùi thơm đã khiến chị em chúng tôi xốn xang đến ứa nước miếng. Nhưng ngày ấy còn lâu mới được nếm. Không có phép. Mà rồi ra thì nhà đông con, mỗi đứa nếm một con có mà hết chảo. 

Mấy chị em tôi lại tranh nhau lấy bát cơm nguội ra trộn chảo nhộng, trộn đi trộn lại, xúc ăn ngon lành trước khi vào bữa cơm chính. Sao mà ngon đến vậy? 

Canh cáy giã lọc thì Hà Nội xưa cũng hiếm, chỉ sẵn có là canh trứng cáy. Trứng cáy khô được các bà hàng khô ở chợ chia nhỏ gói bằng lá sen buộc rơm. Tôi còn nhớ ngày xưa cả nồi canh to, nhà hàng chục người ăn, mà mẹ tôi chỉ đưa cho 3 hào mua trứng cáy về giã ra đem nấu rau, mà nước canh cứ ngọt như đòng đòng. Trứng cáy khô xâu từng xâu, đem kho mắm mặn còn là món ăn cữ rất lành cho các gái đẻ ngày xưa. Ngày ấy, khi đi thăm người ở cữ, quà khách đem đến có khi chỉ là xâu trứng cáy và nải chuối chín, cũng đã là quý hóa lắm. 

Nhộng rang - Canh Cáy ảnh 1

Canh Cáy

Thế mà giờ đây, chả hiểu sao, cáy con cũng như trứng cáy, cứ khan hiếm dần. Chả biết có phải là do việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan ở các vùng nông thôn hay không? 

Cáy khác với cua. Cua nuôi được, nhưng cáy chỉ sống trong tự nhiên. Câu được mớ cáy khó hơn bắt được giỏ cua rất nhiều. Hễ thấy bóng người là cáy chạy biến. Chẳng thế tục ngữ vẫn có câu: “Nhát như cáy”.

Ngày xưa, mùa cáy đến, người ven sông, nhất là vùng nước lợ gần biển, câu được nhiều. Lắm nhà ăn không hết đem làm mắm, ăn cũng thơm ngon lắm. 

Chuyện dài dòng. Có lần nhà tôi có khách là bà mẹ vợ của ông anh chồng tôi ra chăm chị dâu tôi ở cữ. Bà là người thành Vinh, Nghệ An. Thấy tôi rang nhộng quá kỳ cầu, bà bảo để bà rang nhộng theo lối người xứ Nghệ ăn thử. Nghĩa là chỉ phi hành mỡ, cho nhộng vào đảo qua mắm muối, nhàn nhạt thôi. Lúc nhộng chín, thay vì rắc lá chanh, bà lại rắc rau răm. Bà bảo nhộng nhiều đạm ăn dễ đầy bụng, cho rau răm sẽ dễ tiêu. Và bà bảo, nhộng chỉ rang qua như thế ăn mới béo ngậy. Tôi nếm thử, thấy cũng là lạ, ngon miệng. Nhưng thực thà là có lẽ người Bắc vẫn ăn quen lối Bắc hơn chăng?

Tuy nhiên, có điều này thì bà cũng giống người Bắc, như mẹ tôi. Bà hay nhắc: Nhộng rang chỉ người thường ăn, chứ gái đẻ và con trẻ ăn thì dễ đầy bụng. Chả thế mà tục ngữ xưa có câu: “Chín tháng ăn rươi, mười tháng ăn nhộng”, là thế.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.