Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc

Nghệ thuật muối kim chi, nghệ thuật đi trên dây Jultagi, hát kể Pansori, tế lễ tông miếu... là bốn trong 17 báu vật phi vật thể của Hàn Quốc được Unesco vinh danh trên toàn thế giới.
Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc

1. Nghệ thuật muối Kim chi

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 1

Nghệ thuật muối kim chi là Di sản phi vật thể thứ 17 của Hàn Quốc

Không chỉ là niềm tự hào về một món ăn truyền thống, kim chi là quốc bảo của Hàn Quốc, là biểu tượng của văn hóa và là nét đặc trưng của xứ Hàn. Với giá trị đặc trưng này, Unesco đã chính thức công nhận nghệ thuật muối kim chi (Kimjang) là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2013. Cứ vào tháng 11 hàng năm, hàng nghìn người dân Hàn Quốc lại tụ hội tại quảng trường trước Tòa thị chính thành phố Seoul để bắt đầu lễ hội làm kim chi cho người nghèo và chuẩn bị cho mùa đông tới.

2. Bài dân ca Arirang

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 2

Bài dân ca Arirang mang nét buồn man mác

Arirang là tên bài dân ca hát về nỗi buồn chia ly và những mất mát trong tình yêu của đôi trai gái yêu nhau. Bài hát này mang tính tượng trưng mạnh mẽ của Hàn Quốc, chứa đựng trong đó không chỉ lịch sử lâu đời mà còn cả quá trình chuyển mình ấn tượng của nước này thời cận đại. Đặc biệt, đây cũng là bài hát về tâm tư, tình cảm của người Hàn Quốc đi tìm lại độc lập trong thời thực dân Nhật xâm lược. Năm 2012, Unesco đã vinh danh bài hát là Di sản của nhân loại.

3. Nghệ thuật đi trên dây Jultagi

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 3

Đi trên dây Jultagi còn gọi là xiếc trên dây Eoreum

Nghệ thuật đi trên dây Jultagi (còn gọi là xiếc trên dây Eoreum) là một loại trình diễn đặc sắc của Hàn Quốc. Jultagi được thể hiện trên nền những giai điệu nhạc truyền thống. Nét đặc biệt của Jultagi là cuộc đối thoại của nghệ sĩ đi trên dây và người dưới đất. Loại hình nghệ thuật đặc sắc này thường được biểu diễn trong các dịp tết Trung thu, tết Đoan ngọ ở Hàn Quốc. Năm 2011, Unesco đã chính thức công nhận Jultagi là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

4. Võ nghệ thuật truyền thống Taekkyeon

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 4

Võ nghệ thuật truyền thống Taekkyeon có từ thời Joseon

Taekkyeon là môn võ thuật truyền thống của Hàn Quốc, được xây dựng dưới Triều đại Joseon (Nhà Triều Tiên 1392 – 1897). Taekkyeon gồm nhiều loại đòn thế khác nhau, từ đòn đấm, đòn đá cũng như khóa khớp, cụng đầu. Vị võ sư cuối cùng của T'aekkyŏn cổ truyền là Song Duk-Ki vẫn cố gắng duy trì việc tập tuyện đều đặn môn võ này và ông đã gieo những mầm mống đầu tiên cho sự phục hưng của Taekkyeon. Ông được công nhận là "di sản văn hóa sống" của Hàn Quốc. Taekkyeon được Unesco công nhận năm 2011.

5. Dệt tầm gai Hansan

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 5

Những phụ nữ trung niên đang dệt tầm gai ở khu vực Hansan

Dệt tầm gai ở khu vực Hansan được những người phụ nữ trung niên vùng Hansan tiếp nhận và lưu truyền ở vùng Hansan, tỉnh Chungcheongnam-do. Khu vực này tự hào có đất và gió biển màu mỡ cho phép loại cây gai phát triển mạnh. Vải gai thành phẩm sẽ mang đến cảm giác mát mẻ cho người mặc vào mùa hè. Dệt vải gai đòi hỏi sự khéo tay, cần mẫn của người phụ nữ. Dệt vải gai Hansan được Unesco chính thức công nhận năm 2011.

6. Nghệ thuật đồ mộc Daemokjang

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 6

Nghệ thuật đồ mộc Daemokjang ở Hàn Quốc

Daemokjang có thể được xem là một chức danh cổ xưa giống như kiến trúc xư của ngày nay. Việc Unesco xếp Daemokjang vào Danh sách Di sản Phi Vật thể của Nhân loại năm 2010 mang ý nghĩa là từ đầu tiên chỉ sự khéo léo của người Hàn Quốc.

7. Hát phổ thơ Gagok

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 7

Hát phổ thơ Gagok là một trong những thể loại nhạc cung đình của

Hàn Quốc

Hát phổ thơ Gagok là một trong những thể loại nhạc cung đình của Hàn Quốc, đã được Unesco công nhận năm 2010. Gagok thường được giới văn sĩ Hàn Quốc trước đây thưởng thức trong các phòng diễn tư nhân hoặc các câu lạc bộ riêng trong triều đại Joseon. Ca từ của những bài Gagok gửi trọn tâm tư của những người dân về cuộc sống hàng ngày, những mong ước và lời nguyện cầu cho mùa màng bội thu. Ngày nay, Hàn Quốc đã đưa lối hát này đi kèm với những tour du lịch xứ Hàn để Gagok được biết đến nhiều hơn nữa.

8. Múa vòng tròn Ganggangsullae

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 8

Múa Vòng tròn Ganggangsullae là một loại hình nghệ thuật sơ khai ở xứ Hàn

Múa Vòng tròn Ganggangsullae là một loại hình nghệ thuật sơ khai kết hợp hát, múa và nhạc được ví như một điệu nhảy ballad kiểu Hàn Quốc. Theo truyền thống, Múa Vòng tròn Ganggangsullae được biểu diễn tại Hàn Quốc vào ban đêm như một hoạt động của những ngày nghỉ mùa và lễ hội như tết Trung thu, lễ Baekjung... Năm 2009, Unesco đã vinh danh điệu múa này là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

9. Kỹ thuật đi săn chim ưng Maesanyang

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 9

Nghệ thuật săn chim ưng Maesanyang

Nghệ thuật săn chim ưng Maesanyang, một thú vui nhốt và đào tạo chim ưng và các loại chim ăn thịt khác truyền thống để chơi hay bắt chim hoang dại cho các tay thợ săn, được coi là một trong những môn thể thao săn bắn lâu đời nhất của các đấng nam nhi. Kỹ thuật cũng đã được Unesco vinh danh là Di sản của nhân loại.

10. Múa Cheoyongmu

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 10

Múa Cheoyongmu để xua đuổi ma quỷ

Năm 2009, Unesco chính thức công nhận điệu múa khi đeo mặt nạ Cheoyong là Cheoyongmu là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo truyền thuyết, múa Cheoyongmu để xua đuổi tà ma, dịch bệnh. Lời bài ca là những câu xua đuổi các loại tà ma, từ ma gái, ma trai, ma quả phụ, ma quả phu, ma chết đói do hạn hán cho đến ma chết đuối do lũ lụt...

11. Nghi lễ Núi Linh Thứu Yeongsanjae

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 11

Nghi lễ đạo Phật Núi Linh Thứu Yeongsanjae

Yeongsanjae là một nghi lễ của đạo Phật, được thực hiện vào ngày thứ 49 của ngườ đã mất, để giúp linh hồn của người đó tim thấy đường đến cõi an lạc. Ngoài ra, Yeongsanjae còn giúp người trần giác ngộ được chân lý của đạo Phật. Nghi lễ này là một minh chứng tươi sáng cho văn hoá truyền thống của Hàn Quốc, được Unesco công nhận năm 2009.

12. Vở kịch của những chú hề Namsadangnori

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 12

Kịch Namsadangnori

Namsadangnori là vở kịch của một nhóm nghệ sĩ gồm 40 người hoặc hơn nữa nhằm mục đích mang lại tiếng cười và niềm vui cho công chúng. Có nguồn gốc từ tầng lớp bình dân, vở kịch của các nghệ sĩ lang thang thường được biểu diễn tại các vùng nông thôn hoặc ngoại ô thành phố. Với ý nghĩa giải trí và nâng cao sự phát triển ý thức của tầng lớp thường dân, Namsadangnori được Unesco công nhận năm 2009.

13. Nghi lễ Thần gió Jeju

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 13

Nghi lễ Thần gió Jeju để mong cầu bình an, hạnh phúc

Nghi lễ Thần gió Jeju (Jeju Chilmeoridang Yeongdeunggut) được Unesco công nhận năm 2009 là một nghi lễ được tiến hành tại Miếu thờ Chilmeoridang trên ngôi làng Geonip-dong, ở đảo Jeju. Nghĩ lễ này được thực hiện nhằm cầu mong hoà bình và mùa màng bội thu cho cả làng với thần gió và thần biển.

14. Lễ hội Tết Đoan Ngọ vùng Gangneung

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 14

Lễ hội Tết Đoan Ngọ còn gọi là Lễ hội Dano

Lễ hội Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch), còn gọi là Lễ hội Dano, là một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất Hàn Quốc (bên cạnh Tết Nguyên đán và Trung thu). Lễ hội này có lịch sử hơn 1000 năm ở vùng Gangneung, phía nam Hàn Quốc. Lễ hội Dano là dịp mọi người chia sẻ những món ăn truyền thống với mục đích giữ sức khỏe và vóc dáng cho mùa hè. Năm 2005, Unesco công nhận Lễ hội Dano là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

15. Hát kể Pansori

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 15

Hát kể Pansori

Pansori là một thể loại kể chuyện bằng âm nhạc do ca sỹ thực hiện có trống đệm được Unesco vinh danh năm 2003. Các bản sử thi sôlô quen thuộc đặc trưng với lối hát diễn cảm, ngôn ngữ cách điệu và các điệu bộ bắt chước, hàm chứa cả văn hóa cung đình lẫn văn hóa dân gian. Các tiết mục biểu diễn có thể kéo dài tới 8 tiếng, tại đó một nam hay nữ ca sỹ sẽ ứng tác hát theo lời vốn là sự kết hợp giữa phương ngữ nông thôn Hàn Quốc với từ ngữ văn chương bác học. Bối cảnh sắp đặt, nhân vật và tình huống tạo nên pansori đều có nguồn gốc từ thời Joseon

16. Lễ tế Tông miếu

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 16

Lễ tế Tông miếu là một nghi thức Nho giáo của người Hàn Quốc nhằm cúng lễ tổ tiên

Lễ tế Tông miếu là một nghi thức Nho giáo xuất hiện vào năm 1403 trong triều đại Joseon (1392 – 1910). Đây là dịp vua và các phi tần tế lế những người trong hoàng tộc đã mất. Đây là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong các loại lễ cúng giỗ tổ tiên của triều đại này. Năm 2001, Lễ tế Tông miếu được Unesco cộng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

17. Nhạc tế lễ Tông miếu

Những báu vật di sản phi vật thể ở Hàn Quốc - anh 17

Âm nhạc và vũ đạo trong tế lễ Tông miếu là linh hồn của tế lễ

Tông miếu

Âm nhạc và vũ đạo trong tế lễ Tông miếu là bộ phận quan trọng trong nghi lễ hoàng tộc của Hàn Quốc. Nhạc tế lễ làm tăng thêm vẻ uy nghi, trang trọng của buổi lễ cúng tổ tiên. Nhạc được tấu trong lễ tế bao gồm 11 bản “Bảo Thái bình”, với nội dung ca ngợi văn đức của tổ tiên, và 11 bản “Định Đại nghiệp” nhằm ca ngợi võ đức của tổ tiên. Cũng trong năm 2001, Nhạc tế lễ Tông miếu được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.