Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử

Các công trình khám phá vũ trụ này ‘ngốn’ đến hàng trăm tỷ USD. Trong đó, Chương trình phóng tàu con thoi của NASA khiến Mỹ bỏ ra 196 tỷ USD.
Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử

Theo thống kê của TheRichest, các công trình khám phá vũ trụ dưới đây được xem là tốn kém nhất trong lịch sử khám phá bí ẩn lớn nhất của loài người.

Chương trình phóng tàu con thoi của NASA - 196 tỷ USD

Được xem là công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng dự án đầu tư cho đến thời điểm hiện tại là 196 tỷ USD.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 1

Bệ phóng tàu con thoi của NASA

Bệ phóng tên lửa do NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) xây dựng từ năm 1972. Hai trong số những tàu con thoi này đã nổ tung là Columbi và Challenger và 14 phi hành gia đã tử nạn.

Vụ phóng gần đây nhất là do con tàu Atlantis đảm nhận, ngày 8/7/2011, hạ cánh ngày 21/7/2011.

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) - 160 tỷ USD

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là một trong những công trình quan trọng nhất trong lịch sử khám phá vũ trụ của loài người.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 2

Trạm Vũ trụ quốc tế ISS

Chính thức đi vào hoạt động năm 2000 sau 2 năm xây dựng, ISS được xem là nơi sinh sống và nghiên cứu của các nhà khoa học ưu tú. Có thể nói ISS mang lại rất nhiều ‘công’ trong công cuộc khám phá vũ trụ của loài người.

Từ năm 1985 đến năm 2015, Nasa đóng góp khoảng 59 tỷ USD vào dự án này, Nga khoảng 12 tỷ USD và Cơ quan vũ trụ Châu Âu 5 tỷ USD và Nhật 5 tỷ USD. Mỗi chuyến bay vào không gian phục vụ việc xây trạm vũ trụ quốc tế tốn kém 1,4 tỷ USD.

Chương trình vũ trụ Apollo – 25,4 tỷ USD

Chương trình vũ trụ Apollo được hậu thuẫn bởi Chính phủ Mỹ dưới quyền Tổng thống J.F. Kennedy.

Thành công đáng kể nhất của chương trình này chính là việc đưa hai người đàn ông đầu tiên lên Mặt trăng là Neil Armstrong và Buzz Adrin năm 1969.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 3

Neil Armstrong và dấu chân huyền thoại trên mặt trăng

Thiết bị định vị toàn cầu (GPS) – 12 tỷ USD

Hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm 24 vệ tinh cho phép bất kỳ ai có thể xác định vị trí của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới. Chi phí ban đầu để đưa các vệ tinh này vào vận hành là 12 tỷ USD và khoản chi phí vẫn hành hàng năm là 750 triệu USD.

Kết hợp với Google Maps, hệ thống này cho phép bất cứ ai với một máy thu GPS có thể xác định vị trí của mình rất hiệu quả. Một loạt các vệ tinh GPS được dự kiến đưa vào quỹ đạo trong năm nay tuy nhiên hiện đang bị trì hoãn.

Kính thiên văn vũ trụ James Webb - 8,8 tỷ USD

Kính thiên văn James Webb dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2018. Địa điểm đặt kính thiên văn khổng lồ này là tại Guiana, Pháp.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 4

Mô hình Kính thiên văn vũ trụ James Webb

Kính thiên văn này giúp các hà khoa học có thể quan sát kỹ hơn những hành tinh nằm ngoài Dải Ngân hà với hy vọng có thể tìm kiếm thêm những hành tinh tồn tại sự sống hoặc phù hợp với loài người.

Chương trình Viking - 3,8 tỷ USD

Đây là một chương trình thám hiểm Sao Hỏa không người lái của NASA, bao gồm Viking 1 và Viking 2 (Viking 1 được phóng ngày 20 tháng 8, 1975, còn Viking 2 được phóng ngày 9 tháng 9, 1975).

Xem thêm về Khám phá Vũ trụ

1. Phát hiện: NASA chụp được ảnh màu đầu tiên của sao Diêm vương

2. 10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ

3. Trái đất thời Kỷ Băng hà có gì khác biệt?

Mỗi cuộc thám hiểm này đều có vệ tinhdùng để chụp ảnh bề mặt Sao Hỏa từ quỹ đạo bay quanh hành tinh này, và để trung chuyển dữ liệu vềTrái Đất cho một trạm mặt đất Viking. Đây là chương trình tốn kém và nhiều tham vọng nhất từng được gửi đến Sao Hỏa.

Dự án Cassini-Huygens - 3,26 tỷ USD

Dự án chính thức mang tên là Cassini-Huygens diễn ra vào năm 2004 tiêu tốn của NASA, ESA (Cơ quan không gian châu Âu) và ISS (trạm vũ trụ quốc tế) hơn 3 tỷ USD.

Nhờ Dự án Cassini-Huygens, các nhà khoa học có thêm nhiều hiểu biết mới về các hành tinh, tạo ra những cải tiến vượt bậc về công nghệ vũ trụ hay nghiên cứu thêm những biến đổi trên Sao Thổ ...

Robot Curiosity - 2,5 tỷ USD

Robot phục vụ mục đích thám hiểm Sao Hỏa mang tên Curiosity bắt đầu công việc tháng 8/2012.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 5

Robot Curiosity với sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa

Vào đầu năm nay, tàu thăm dò Curiosity đã có một hành trình dài trọn 1 năm trên bề mặt Sao Hỏa, tương đương với 687 ngày trên trái đất.

Sứ mệnh của Robot này là khám phá địa chất cùng với khí hậu của hành tinh này để tính toán xem liệu môi trường có đủ để tạo ra sự sống cho loài người hay không.

Đài quan sát vũ trụ Herschel - 1,3 tỷ USD

Còn có tên là Kính thiên văn Herschel, Đài quan sát vũ trụ Herschel là đài quan sát hồng ngoại lớn nhất từng được xây dựng trong lịch sử ngành vũ trụ thế giới.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 6

Đài quan sát vũ trụ Herschel

Nhờ đài Herschel, con người trên Trái đất mới có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp của Mặt trời và muôn vì sao khác.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

1. Ngắm mưa sao băng Lyrid cực đẹp vào đêm 22/4

2. Cuộc đời vĩ đại của Galileo Galilei – ‘Cha đẻ của khoa học hiện đại’

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.