Những điều cần biết về biến thể Delta plus AY.4.2 và nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuối tuần trước, Cơ quan An ninh y tế của Anh đã đưa ra một báo cáo trong đó cho biết: "Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta plus ) đang lây lan ở Anh và họ đang theo dõi biến thể này, bao gồm các đột biến đối với protein gai (A222V và Y145H) mà virus corona sử dụng để xâm nhập vào tế bào của con người".
Biến thể Delta plus AY.4.2 là một trong 20 biến đổi của chủng Delta.
Biến thể Delta plus AY.4.2 là một trong 20 biến đổi của chủng Delta.

Biến thể Delta Plus AY.4.2 là gì?

Được coi là họ hàng gần của biến thể Delta, Delta plus (hay AY.4.2.) được các nhà khoa học Anh xác định vào tháng trước. Tuy nhiên, do biến thể này chưa gây ra tình trạng khẩn cấp nên nó vẫn chưa được đặt tên chính thức theo chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp, giống như những biến thể khác trước đây.

Francois Balloux, giám đốc Viện Di truyền học thuộc Đại học College London (Anh), cho biết biến thể Delta plus có 2 đột biến ở protein gai (spike protein), giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào con người.

Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19, cho biết: "Cho đến nay Delta vẫn là biến thể chiếm ưu thế nhất về mức độ lây nhiễm toàn cầu. Tuy nhiên, biến thể Delta đang tiếp tục biến đổi và nếu nó lây nhiễm càng rộng thì nguy cơ đột biến càng cao. Cơ quan y tế Liên hợp quốc hiện đang theo dõi 20 biến đổi của biến thể Delta, trong đó AY.4.2 là một biến thể đáng quan tâm và đang theo dõi sát sao nó".

Mức độ nguy cơ gây dịch bệnh của Delta plus AY.4.2

Các nhà khoa học đang theo dõi biến thể Delta plus này để xem liệu nó có nguy cơ lây nhiễm hoặc gây nguy hiểm hơn so với các biến thể trước đó hay không. Trong một báo cáo mới đây, các chuyên gia Anh cho biết biến thể này chiếm 6% trong tổng số các trường hợp COVID-19 được phát hiện.

Anh hiện đang chứng kiến sự gia tăng kéo dài và đáng lo ngại về số ca nhiễm COVID-19, báo cáo cho thấy có từ 40.000-50.000 ca nhiễm mới mỗi ngày trong tuần trước, khiến các chuyên gia phải đặt câu hỏi vì sao Anh hiện nay lại dễ bị lây nhiễm COVID-19 như vậy. Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh các trường hợp mắc và tử vong đang gia tăng một lần nữa ở Anh, nơi đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống dịch bệnh vào mùa hè, bao gồm cả quy định về khẩu trang và vaccine.

Biến thể Delta plus được báo cáo là có nguy cơ lây nhiễm cao hơn 10-15% so với biến thể Delta hiện tại, nhưng còn quá sớm để khẳng định chắc chắn rằng nó là nguyên nhân chính làm gia tăng các ca nhiễm mới ở Anh.

Ở Mỹ, biến thể Delta chiếm hầu như tất cả các trường hợp mắc COVID-19 và biến thể Delta plus thỉnh thoảng cũng được phát hiện nhưng chưa gây ra những hậu quả đáng lo ngại.

Cũng như Mỹ, Israel cho biết họ đã xác nhận 1 trường hợp biến thể Delta plus ở một cậu bé 11 tuổi nhập cảnh vào nước này tại sân bay Ben Gurion. Tuần này, Nga cũng cho biết họ đã ghi nhận một số trường hợp đã được cách ly nhiễm biến thể Delta plus. Trong khi đó, Cơ quan Y tế công cộng của Canada cũng xác nhận rằng biến thể Delta plus đã có mặt ở Canada với 9 trường hợp được xác định kể từ tháng 7/2021.

Những điều cần biết về biến thể Delta plus AY.4.2 và nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 ảnh 1
Các vaccine ngừa COVID-19 hiện nay vẫn có tác dụng ngăn ngừa với các biến chủng của SARS-CoV-2

Điều đáng lưu ý là mặc dù Delta plus đang được theo dõi, nhưng nó chưa được WHO xem là "biến thể đang được điều tra" hoặc "biến thể cần đặc biệt quan tâm", đồng nghĩa với việc biến thể này chưa được xác định là có những thay đổi di truyền ở mức nguy hiểm liên quan tới khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng lẩn tránh được hệ miễn dịch và khó chẩn đoán, điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể thay đổi nếu trong trường hợp biến thể Delta plus tiếp tục gây gia tăng mạnh số ca mắc COVID-19.

Việc xác định một biến thể có khả năng lây truyền cao hơn là rất quan trọng vì nó có thể gây ra nhiều trường hợp mắc COVID-19 hơn ở những người chưa được tiêm vaccine.

Theo dữ liệu thống kê, nhiều khu vực trên thế giới vẫn chưa được tiêm chủng đầy đủ (chỉ 2,8% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng COVID-19) trong khi các nước phát triển ngày càng phát hiện nhiều ca bệnh "lây nhiễm đột phá" khi khả năng miễn dịch với COVID-19 bị suy giảm vào thời điểm khoảng 6 tháng sau khi được tiêm chủng đầy đủ. Bên cạnh đó, một biến thể mới cũng có thể khiến cho hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 suy giảm.

Ý kiến các chuyên gia

Delta plus được xác định có liên quan tới gia tăng số ca mắc mới COVID-19 ở Anh, và một số chuyên gia cho rằng nó có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng y tế ngày càng tăng, vì vậy họ kêu gọi áp dụng trở lại một số biện pháp giãn cách để phòng lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, các quan chức y tế Anh cho biết còn quá sớm để có thể khẳng định Delta plus gây nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng lớn hơn so với biến thể Delta hiện tại và họ cho rằng điều quan trọng là cần theo dõi sự biến đổi của nó nhưng không được hoảng sợ.

Người phát ngôn chính thức của thủ tướng Anh đã kêu gọi bình tĩnh vào hôm 19/10: "Delta plus là biến thể mà chúng tôi đang theo dõi rất sát sao và hành động kịp thời khi cần thiết, và cho tới hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy biến thể này gây nguy cơ lây lan dịch bệnh đáng lo ngại".

Nhận xét về Delta plus vào đầu tuần này, Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, lưu ý rằng: "Biến thể Delta plus đã thu hút sự quan tâm trong những ngày gần đây. Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng xác định được biến thể này ở Hoa Kỳ, nhưng nó không phải là nguyên nhân gây gia tăng các ca bệnh COVID-19 gần đây".

Andrew Pollard, người đứng đầu Nhóm vaccine Oxford, đơn vị đã giúp phát triển vaccine của Đại học AstraZeneca-Oxford, cho biết vào cuối tuần qua rằng: "Biến thể Delta plus sẽ không làm thay đổi bức tranh về COVID-19. Việc phát hiện ra các biến thể mới tất nhiên là rất quan trọng để theo dõi, nhưng không có nghĩa là biến thể mới đó sẽ thay thế biến thể Delta".

Trong khi đó, Danny Altmann, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia College London (Anh), cho rằng: "Biến thể Delta plus cần được theo dõi và kiểm soát càng chặt chẽ càng tốt".

Ông cảnh báo: "Bởi vì biến thể Delta đã và đang là đột biến thống trị ở một số vùng trong khoảng 6 tháng và chưa bị thay thế bởi bất kỳ biến thể nào khác, chúng ta đã từng hy vọng rằng biến thể Delta có lẽ là đại diện cho tình trạng đột biến gây hậu quả nghiêm trọng nhất mà virus có thể đạt tới. Tuy nhiên, sự xuất hiện biến thể Delta plus có thể khiến chúng ta bắt đầu nghi ngờ về hy vọng trên".

Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(Ngày Nay) - Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
(Ngày Nay) - Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết xuất khẩu sầu riêng của nước này sang thị trường Trung Quốc đang gặp trở ngại do một vấn đề mới phát sinh trong quá trình kiểm tra hải quan.
Nhiều dự báo về sự biến đổi trong chiến lược đối ngoại của Mỹ
Nhiều dự báo về sự biến đổi trong chiến lược đối ngoại của Mỹ
(Ngày Nay) - Ngày 12/1, chuyên gia Wang Zaibang - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thái Hòa (Trung Quốc), nhận định rằng những tuyên bố gần đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về Greenland và Kênh đào Panama cho thấy Washington đang có những điều chỉnh trong chiến lược đối ngoại.
Cây Thiên tuế ở đình Phú Nhuận khoảng 200 tuổi, cao 6m, tán rộng 6m, phần thân trên phân thành 10 ngọn được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh
(Ngày Nay) - Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science (Mỹ) cho thấy tinh tinh hoang dã có thể sống được trong nhiều môi trường khác nhau trên khắp châu Phi, từ rừng mưa nhiệt đới tươi tốt đến rừng thưa và thảo nguyên.
Chuyên gia Uruguay đánh giá cao tốc độ phát triển của Việt Nam
Chuyên gia Uruguay đánh giá cao tốc độ phát triển của Việt Nam
(Ngày Nay) - Việt Nam ngày càng phát triển vững chắc và là thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các nước Nam Mỹ nói chung và Uruguay nói riêng. Đây là khẳng định được Tiến sĩ Ignacio Bartesaghi, Giám đốc Viện Thương mại Quốc tế, Đại học Công giáo Uruguay, đồng thời là điều phối viên của Phòng thương mại ASEAN-MERCOSUR, đưa ra khi trả lời phỏng vấn của phóng viên.
Bộ Công an hai nước Việt Nam – Lào nâng tầm quan hệ hợp tác
Bộ Công an hai nước Việt Nam – Lào nâng tầm quan hệ hợp tác
(Ngày Nay) - Sáng 12/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào, đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.