Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh thi vào 10 ở Hà Nội và TPHCM

(Ngày Nay) - Thí sinh ở Hà Nội và TP.HCM đều thi 3 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để xét tuyển vào lớp 10 công lập.

Hà Nội chỉ còn 3 môn thi

Năm ngoái, ngoài Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, thí sinh thi lớp 10 ở Hà Nội có thêm môn thi thứ tư (Lịch sử). Theo kế hoạch ban đầu, việc thi 4 môn cũng được áp dụng cho năm nay.

Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng trường Marie Curie) viết đơn kiến nghị gửi chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ông đề nghị bỏ môn thi thứ tư (được chọn ngẫu nhiên vào cuối tháng ba) để giảm áp lực cho thí sinh, giáo viên.

Ngày 17/4, UBND Hà Nội quyết định kỳ thi vào lớp 10 có 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Nội dung đề thi nằm trong chương trình tinh giản do Bộ GD&ĐT ban hành.

Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, kỳ thi năm nay có khoảng 89.000 thí sinh dự thi, trong đó khoảng 65.000 học sinh đỗ vào lớp 10. Như vậy, sẽ có khoảng 24.000 thí sinh trượt suất học trường công trong kỳ thi này. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, chỉ có một số trường tốp đầu như: Chu Văn An, Kim Liên, Yên Hòa, Nhân Chính, Thăng Long, Việt Đức… có lượng học sinh đăng ký NV1 vào khá cao.

Thí sinh sẽ làm bài thi môn Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ trong 2 ngày 17 và 18/7. Sáng 17/8, thí sinh thi môn Ngữ văn bằng hình thức tự luận, thời gian 120 phút; chiều thi Ngoại ngữ, thời gian 60 phút; sáng 18/7 thi môn Toán, thời gian 120 phút.

Quy chế thi lưu ý học sinh, trước ngày thi, đúng 9 giờ sáng 16/7, thí sinh có mặt tại phòng thi để làm thủ tục dự thi, nghe quy chế thi và đính chính thông tin sai sót nếu có. Thí sinh nhớ mang đầy đủ giấy báo thi, những vật dụng được mang vào phòng thi như: bút viết, compa, thước kẻ, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản…Việc thí sinh đến buổi tập trung tại các điểm thi này rất quan trọng, để tránh trường hợp ngày thi thí sinh đi muộn, mất thời gian tìm phòng, tìm đường.

Ông Phạm Hồng Chung, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, đề thi năm nay gồm các câu hỏi chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS, chủ yếu chương trình lớp 9 đã được tinh giản. Đề được xây dựng trên cơ sở bám sát chỉ đạo về tinh giản kiến thức, kỹ năng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Do đó, thí sinh cần bình tĩnh ôn tập trong giới hạn nội dung ôn tập.

Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh thi vào 10 ở Hà Nội và TPHCM ảnh 1

Ảnh: Zing.vn

TP.HCM: Khoảng 30% thí sinh rớt công lập

Đầu tháng 6, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021. Theo đó, năm học tới, thành phố có 240 trường gồm THPT công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn TP tuyển sinh lớp 10.

Trong đó, 3 trường có tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 dẫn đầu là THPT Marie Curie (quận 3) với 1.265 chỉ tiêu, THPT Hùng Vương (quận 5) 1.035 và THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6) 1.020.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công lập trên địa bàn khoảng 67.000 thí sinh. Trong khi đó, thành phố có 96.697 học sinh lớp 9. Như vậy, khoảng 30% học sinh tốt nghiệp THCS rớt lớp 10 công lập.

Cũng như năm trước, thí sinh dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Lịch thi lùi muộn (16 và 17/7) do trong học kỳ II, dịch Covid-19 khiến việc dạy học bị gián đoạn.

Thời gian làm bài thi môn Toán và Ngữ văn là 120 phút. Điểm hai môn này nhân hệ số 2. Môn Ngoại ngữ thi trong 60 phút, điểm nhân hệ số 1.

Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề, được cho theo thang điểm từ 0 đến 10; điểm lẻ đến 0,25.

Điểm tuyển là tổng điểm 3 bài thi đã tính theo hệ số và điểm cộng cho đối tượng ưu tiên, khuyến khích. Thí sinh trúng tuyển phải dự đủ 3 bài thi, không môn nào bị điểm 0.

Ở một trường, điểm chuẩn nguyện vọng 2 cao hơn nguyện vọng 1, nguyện vọng 3 cao hơn nguyện vọng 2 không quá một điểm.

Học sinh đăng ký 3 nguyện vọng, theo thứ tự ưu tiên để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và trường THPT năng khiếu ĐH Quốc gia). Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng sau khi trúng tuyển, nguồn tin của Zing.vn cho hay.

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.