Những siêu phẩm làm lên đế chế của hãng máy bay Gulfstream

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngành hàng không Việt Nam vừa chạm đến “tầng không lưu xa xỉ" khi Sun Air trở thành đại diện độc quyền của thương hiệu máy bay đắt đỏ bậc nhất thế giới Gulfstream. Cùng khám phá hạm đội những phi cơ danh tiếng nhất đã làm nên đế chế của hãng máy bay huyền thoại này.
Gulfstream G280
Gulfstream G280

Những mốc son làm nên một đế chế trong lĩnh vực hàng không xa xỉ

Trên thế giới, Gulfstream là cái tên định danh cho những phi cơ được ví như “dinh thự bay”. Và lần đầu tiên trong lịch sử hàng không Việt, những chiếc máy bay vốn chỉ thuộc về giới tài phiệt thế giới, sẽ được cung cấp tới khách hàng Việt Nam, qua hãng hàng không chung phân khúc hạng sang Sun Air của Sun Group.

Năm 1958, Gulfstream I là chiếc máy bay chuyên dụng đầu tiên được chế tạo. Chiếc máy bay này, với một động cơ phản lực cánh quạt, có khả năng bay với tốc độ Mach 0,54, ở độ cao tối đa 30.000 feet/ 9.144 mét, với tầm bay 2.000 hải lý/3.704 km.

Những siêu phẩm làm lên đế chế của hãng máy bay Gulfstream ảnh 1

Nội thất phi cơ G500

Đế chế của Gulfstream chỉ thực sự hình thành khi cho ra đời chiếc Gulfstream GII. Đây là chiếc phi cơ đã làm nên lịch sử khi trở thành máy bay phản lực Gulfstream đầu tiên và vào năm 1968, đây cũng là máy bay phản lực thương gia (business jet) đầu tiên bay thẳng vượt Đại Tây Dương.

Năm 1983, chiếc Gulfstream GIII xuất xưởng và trở thành máy bay phản lực thương gia (business jet) đầu tiên bay qua cả hai cực và có thể bay 3.600 hải lý với thiết kế cánh mới.

Chỉ hai năm sai đó, tức là vào năm 1985, chiếc Gulfstream GIV ra đời đã cách mạng hóa ngành kinh doanh hàng không với tầm bay xuyên lục địa, công nghệ buồng lái và cabin tiên tiến. Phạm vi hoạt động của nó là 4.200 hải lý cùng tốc độ tối đa Mach 0,88.

Đến năm 1995, chiếc business jet tầm siêu xa đầu tiên của Gulfstream thực hiện chuyến bay. Đó là Gulfstream GV, chiếc máy bay có tốc độ Mach 0,885 và độ cao 51.000 feet / 15.545 mét, phạm vi hoạt động 6.500 hải lý. Gulfstream GV đã được trao tặng cúp Robert J. Collier-giải thưởng danh giá hàng năm cho những thành tựu vĩ đại nhất trong lĩnh vực hàng không và phi hành gia của Mỹ.

Bảy năm sau, một mốc son tự hào nữa của hãng được thiết lập, khi chiếc Gulfstream G550 ra đời và được trao tặng cúp Robert J. Collier Trophy vào năm 2014, đánh dấu giải thưởng thứ hai của công ty.

Những siêu phẩm làm lên đế chế của hãng máy bay Gulfstream ảnh 2

Nội thất G650ER

Năm 2012, chiếc Gulfstream G650 được đưa vào khai thác cũng đã được trao tặng cúp Robert J. Collier cho thành tựu điểm nhấn về công nghệ. G650 hiện vẫn đang tiếp tục trong quá trình hoàn thiện, được coi là dòng máy bay tiên tiến nhất trong ngành hàng không. Cùng thời điểm ra đời của G650, chiếc Gulfstream G280 có phạm vi hoạt động xuyên lục địa và hiệu suất nhiên liệu đáng kể.

Hai dòng máy bay hoàn toàn mới - G500 và G600 đi vào hoạt động lần lượt vào năm 2018 và 2019. Với chiều dài 27,8m và một sải cánh 26,3m, G500 và G600 là dòng máy bay phản lực tư nhân tốc độ cao và hoạt động tầm xa, với thiết bị tinh vi chưa từng có và cung cấp cho hành khách internet băng thông cực nhanh để liên lạc trên không và độ áp trong cabin cực thấp để đảm bảo thoải mái khi hạ cánh.

Hai “siêu phẩm” Gulfstream được Sun Air đưa về Việt Nam

Ra đời năm 2014, Gulfstream G650ER giúp mở rộng phạm vi bay thẳng lên 7.500 hải lý/13.890 km. Với tốc độ tối đa Mach 0,925, chiếc máy bay này đã lập nhiều kỷ lục tốc độ thế giới và có thể bay vòng quanh toàn cầu chỉ với một lần dừng.

Chiếc chuyên cơ G650ER đã định nghĩa lại khái niệm di chuyển thông qua hiệu suất bay vượt trội và khả năng bay xa hơn và nhanh hơn bất cứ chuyên cơ nào. Với tốc độ 1.103km/h, G650ER sẽ giúp các tỷ phú tiết kiệm hơn 50 giờ bay mỗi năm. Điều đó lý giải vì sao dòng phi cơ này trở thành “con cưng” của các tỷ phú lừng danh như Elon Musk hay Jeff Bezos, bởi lẽ với giới tài phiệt, thứ tài sản giá trị nhất chính là thời gian, và Gulfstream đã mở được chiếc khoá thời gian này. Đặc biệt, G650ER có khả năng bay vượt trên vùng nhiễu động, trong khi các máy bay khác chỉ có thể bay qua. Các doanh nhân và giới siêu giàu tại Việt Nam cũng chuẩn bị được trải nghiệm dòng chuyên cơ huyền thoại này hãng hàng không Sun Air đưa về Việt Nam khai thác trong thời gian tới.

Những siêu phẩm làm lên đế chế của hãng máy bay Gulfstream ảnh 3
Phi cơ G700

Lịch sử của Gulfstream tiếp tục được viết vào năm 2019 khi cho ra mắt sản phẩm mới tân tiến nhất của mình, Gulfstream G700. G700 sở hữu cabin rộng rãi nhất trong ngành, với phạm vi và tốc độ bay hàng đầu. Đây cũng là máy bay lớn nhất từng được sản xuất bởi Gulfstream và sẽ sớm được Sun Air đưa về vận hành tại Việt Nam.

G700 có thể chở tối đa 21 hành khách ngồi. Điều ấn tượng nhất là máy bay này có khả năng cải thiện sức khoẻ khi bay với 100% khí tươi được làm mới mỗi 2-3 phút và ánh sáng tự nhiên từ 20 ô cửa lớn nhất trong dòng chuyên cơ thương gia, tất cả đều được bố trí hợp lý để các ông chủ thưởng ngoạn tầm nhìn toàn cảnh ra thế giới bên ngoài máy bay. Hệ thống chiếu sáng sinh học với độ chính xác cao mô phỏng khung thời gian của điểm đến, giúp giảm nhẹ cảm giác rối loạn múi giờ bằng việc dần đưa bạn vào múi giờ mới trong phạm vi kiểm soát đặc biệt.

Những siêu phẩm làm lên đế chế của hãng máy bay Gulfstream ảnh 4
Nội thất G700

Trên G700 có đến 5 khu vực sinh hoạt linh động, gồm một khu vực bếp siêu sang chỉ có trên chuyên cơ G700 và một tuỳ chọn phòng lớn với vòi tắm hoa sen. Chủ nhân có thể khẳng định cá tính riêng biệt với vô số những tuỳ chỉnh và lựa chọn tiện nghi cho cabin máy bay. Những chiếc ghế hiện đại với chất liệu tốt nhất được đo đạc và làm thủ công cho từng hành khách. Đặc biệt, bất kể đi đâu, các doanh nhân đều có thể phát trực tiếp, làm việc và giữ liên lạc với các tuỳ chọn kết nối tiên tiến, bao gồm Ka-band wifi, mạng internet toàn cầu nhanh nhất trên không. Đây cũng là dòng phi cơ mà hãng hàng không Sun Air sẽ sớm đưa về khai thác, hứa hẹn tạo nên một cuộc cách mạng thực sự cho ngành hàng không xa xỉ tại Việt Nam.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.