Nỗi đau của gia đình lao động Việt bị cướp giết tại Angola

Ngay sau khi nghe tin chồng bị sát hại, chị Thư ngất lên ngất xuống như người mất hồn, khóc lóc vì nỗi đau quá lớn. Bố mẹ anh Nghĩa cũng nằm liệt giường từ đó đến nay.
Nỗi đau của gia đình lao động Việt bị cướp giết tại Angola

Chúng tôi tìm về thôn Đông Khê, xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vào một buổi chiều nắng tháng 3. Vừa đến đầu xóm, hỏi thăm gia đình anh Đặng Quốc Nghĩa (SN 1972) – người vừa bị cướp giết chết tại Angola, ai ai cũng chỉ dẫn với sự xót thương.

Được biết, anh Nghĩa ra đi để lại bố mẹ già đã 70 tuổi, người vợ cùng 3 đứa con thơ đang tuổi ăn tuổi học. Trong đó, đứa con trai thứ ba chưa đầy 3 tuổi, người con mà anh chưa một lần nhìn mặt.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà trống vắng vọng lên những tiếng khóc than, anh Hàn Văn Định (SN 1969), người họ hàng của gia đình ah Nghĩa cho hay, từ hôm nhận hung tin đến nay, gia đình và cả họ không một đêm yên giấc ngủ. Mọi người vẫn không tin đó là sự thật.

Người chịu nỗi đau đớn nhất là chị Nguyễn Thị Thư (SN 1980, vợ anh Nghĩa). Anh Định cho hay, từ hôm biết tin lại nay, chị Thư như người mất hồn, hết mê rồi tỉnh, khóc lóc suốt, nằm li bì trên giường không ăn uống được gì.

Nỗi đau của gia đình lao động Việt bị cướp giết tại Angola ảnh 1

Từ ngày nhận tin chồng bị giết chết tại Angola, chị Thư nằm mê man. Bên cạnh là đứa con nhỏ 3 tuổi chưa một lần thấy mặt cha.

Qua câu chuyện được biết, năm 2012, với mong muốn kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình và lo cho con cái học hành, anh Nghĩa đi xuất khẩu lao động tại Angola. Ngày anh đi, chị Thư đang mang thai đứa con trai thứ 3. Dù thương vợ bụng bầu cùng 2 đứa con còn nhỏ nhưng do hoàn cảnh nên anh đành nhờ họ hàng giúp đỡ khi cần để sang nước bạn làm thuê.

Anh Định chia sẻ, sang Angola, công việc chính của anh Nghĩa là xây dựng, ngoài ra, ai thuê gì anh làm nấy nhưng cũng bấp bênh, chạy chỗ này chỗ kia vì công an đuổi, bọn cướp đe dọa.

“Do công việc thất thường, lúc có lúc không nên anh Nghĩa phải di chuyển thường xuyên, thi thoảng mới điện về nhà cho vợ con. Trước tết Nguyên đán, vì không đủ tiền mua vé máy bay về nhà với vợ con nên anh Nghĩa hẹn là ở lại kiếm thêm ít tiền cho đủ để ra tết mua vé về nhà luôn. Vậy mà gia đình và họ hàng chúng tôi không ngờ lại nhận hung tin anh bị giết hại”, anh Định nói.

Nỗi đau của gia đình lao động Việt bị cướp giết tại Angola ảnh 2

Anh Định chia sẻ với PV

Theo đó, ngày 4/3, gia đình nhận được điện thoại của một người Việt Nam làm việc ở Angola báo là anh Nghĩa đã bị cướp đánh chết, toàn bộ tài sản tiền bạc đều bị lấy hết. Ngay sau khi nghe tin chồng bị sát hại, chị Thư ngất lên ngất xuống như người mất hồn, khóc lóc vì nỗi đau quá lớn. Bố mẹ anh Nghĩa cũng nằm liệt giường từ đó đến nay.

Thời điểm chúng tôi có mặt, chị Thư đang nằm trên giường, miệng luôn hồi gọi tên chồng. Bên cạnh là đứa con trai 3 tuổi đang nằm ngủ, em còn quá nhỏ dại để hiểu được nỗi mất mát quá lớn của gia đình.

Bà Nguyễn Thị Hợp (SN 1952), họ hàng của anh Nghĩa cho hay, kinh tế cả gia đình phụ thuộc vào mỗi mình Nghĩa, nó mất đi là cả họ mất nhờ. Cứ tưởng rằng đi nước ngoài để kiếm thêm tiền nuôi vợ con, trả nợ, vậy mà không ngờ sang bên đó bị bọn cướp nó giết hại.

Nỗi đau của gia đình lao động Việt bị cướp giết tại Angola ảnh 3

Nước mắt chực trào, bà Hợp cho hay, Nghĩa là đứa cháu hiền lành, trụ cột chính của cả gia đình.

Được biết, gia cảnh anh Nghĩa khó khăn, kinh tế gia đình phụ thuộc vào mỗi anh Nghĩa. Hiện, gia đình còn số nợ lên đến hàng trăm triệu đồng, rồi đây vợ con anh không biết bấu víu vào đâu. Đứa con gái lớn đang học lớp 11 liệu có tiếp tục được đến trường. Từ hôm nhận tin dữ, làng xóm anh em họ hàng đều thay nhau tức trực bên chị Thư, động viên an ủi để chị vượt qua nỗi đau. Nguyện vọng của gia đình là mong thi thể anh nhanh chóng được đưa về quê nhà.

Gia đình cho hay, chi phí đưa thi thể anh Nghĩa về nước hiện được đồng hương Việt Nam tại Angola giúp đỡ, sau khi về, gia đình sẽ vay mượn để trả lại sau. Bởi kinh tế gia đình không biết lấy đâu ra số tiền lớn như vậy. Theo dự tính, thứ 6 (tức 11/3) thi thể anh sẽ được đưa về nước.

Ông Trần Hữu Trụ, Trưởng Công an xã Cẩm Nam cho biết, sau khi nghe tin, chính quyền địa phương đã có mặt động viên gia đình vượt qua nỗi mất mát này. Đây là trường hợp đầu tiên tại xã bị giết hại ở nước ngoài. Chính quyền địa phương cũng giao trách nhiệm cho thôn lo liệu tổ chức mai táng khi thi thể anh Nghĩa được đưa về nước.

Cùng chung niềm đau khi người thân bị giết hại tại Angola, tang thương cũng bao trùm gia đình anh Nguyễn Viết Hậu, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).

Theo đó, anh Hậu ra đi để chị vợ là chị Trần Thị Kim Dung (SN 1988) và 2 đứa con còn nhỏ dại (đứa đầu học lớp 4, đứa thứ hai học lớp 2).

Theo chia sẻ anh Nguyễn Văn Hoàng (em trai anh Hậu), tháng 9/2012, anh Hậu đi xuất khẩu lao động tại Angola. Qua đây, anh cùng 2 người quen cùng quê Hà Tĩnh hùn vốn mở xưởng hàn xì. Tuy nhiên, do thu thu nhập thấp nên gần tết Nguyên đán thì 2 người này mua vé trở về Việt Nam, còn lại mình anh Hậu.

Nỗi đau của gia đình lao động Việt bị cướp giết tại Angola ảnh 4

Anh Hoàng cho biết, từ hôm nhận tin dữ, gia đình suy sụp hoàn toàn, chỉ mong nhanh đưa thi thể anh về nước để an táng.

Anh Hoàng cho biết, chiều ngày 5/3, anh Hậu cùng với anh Quỳnh quê ở Đức Thọ – công nhân làm trong xưởng hàn xì rủ nhau qua nhà một người bạn để ăn uống. Nhưng anh Quỳnh sang trước. Khoảng 40 phút sau thì nghe một số người dân sống quanh xưởng điện báo là về gấp vì xưởng xảy ra chuyện.

Ngay sau đó, anh Quỳnh tức tốc về xưởng thì chỉ thấy máu, áo và mũ của anh Hậu chứ người không thấy đâu. Sau một ngày tìm kiếm, anh Quỳnh mới phát hiện thi thể anh Hậu ở trong bệnh viện.

Nỗi đau của gia đình lao động Việt bị cướp giết tại Angola ảnh 5

Tại xưởng hàn xì của anh Hậu ở Angola, bạn bè đồng hương đã lập bàn thờ cho anh (ảnh gia đình cung cấp).

Được biết, gia đình đã vay mượn và gửi 150 triệu đồng sang nhờ người quen tại Angola chuẩn bị các thủ tục để chuyển thi thể anh Hậu về quê nhà. Nếu thuận lợi thì hơn 1 tuần nữa, thi thể anh sẽ được đưa về nước.

Nỗi mất mát quá lớn đã khiến chị Dung không đứng vững, nay con cái nhỏ dại, tương lai không biết sẽ đi về đâu. Gia đình chỉ mong thi thể anh sớm được đưa về nhà an táng.

Linh Chi

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?