Nỗi khổ của nữ lao động nhập cư tại Hồng Kông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong nhiều thập kỷ, 340.000 lao động nhập cư làm công việc chân tay như giúp việc nhà tại Hồng Kông (Trung Quốc) thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bị lạm dụng và bóc lột, bất chấp những lợi ích về mặt kinh tế và xã hội mà họ đem lại.
Nỗi khổ của nữ lao động nhập cư tại Hồng Kông

Một nghiên cứu vào năm 2016 của Trung tâm Tư pháp, một tổ chức phi lợi nhuận tại Hồng Kông, cho thấy 18% người lao động nhập cư bị bóc lột thể chất, 66% là nạn nhân của tình trạng lạm dụng và cứ 6 người thì có 1 người rơi vào tình cảnh cưỡng bức buộc phải làm việc. Theo cuộc khảo sát với hơn 1.000 người lao động nhập cư, mỗi người làm việc lên đến 71,4 giờ/tuần. Tính riêng trong năm 2020, trong bối cảnh toàn thành phố bị phong tỏa nghiêm ngặt do tình hình dịch bệnh COVID-19, số trường hợp lao động bị bóc lột và quấy rối tình dục được ghi nhận tăng gấp ba lần so với cùng kỳ trước đó.

Hồi tháng 2/2023, với cáo buộc bóc lột lao động trong nhiều năm, một cặp vợ chồng Hồng Kông đã bị kết án tù và buộc phải bồi thường 868.600 HKD (tương đương 110.652 USD) cho người giúp việc cũ của họ, một phụ nữ Indonesia. Theo một số nguồn tin, lao động người Indonesia này đã bị gia đình chủ nhiều lần tra tấn bằng một thanh sắt nóng, đánh cô bằng xích xe đạp, và thậm chí từng trói cô vào ghế mà không cho thức ăn trong khi họ bay đi nghỉ ở Thái Lan.

Đây là thực trạng đã và vẫn đang tồn tại từng ngày ở Hồng Kông, Trung Quốc. Thế nhưng, theo một số nhà phê bình, đây không chỉ là vấn đề về bóc lột, lạm dụng lao động, mà đằng sau đó còn là câu chuyện về chính sách hay những lỗ hổng trong quy định đối với điều kiện làm việc của lao động nhập cư.

Theo quy định tại Hồng Kông, những người lao động nhập cư sẽ phải rời khỏi thành phố trong vòng hai tuần nếu họ mất việc hoặc bị thất nghiệp. Chính quy định này đã khiến nhiều lao động không dám phản kháng, chấp nhận bị những người chủ bạo hành vì họ bị mất việc, sợ bị trục xuất. Ngoài ra, chính quyền Hồng Kông cũng yêu cầu lao động nhập cư phải sống tại nhà của người chủ. Đây cũng được xem là một trong những nguyên do khiến những đối tượng này thường xuyên phải làm việc quá sức và sinh hoạt trong điều kiện hoàn cảnh thiếu thốn.

Không giống như những lao động nhập cư làm công việc chuyên môn khác, những người giúp việc nước ngoài cho các gia đình Hồng Kông, đặc biệt là phụ nữ có quốc tịch Indonesia hay Philippines thường chỉ được nghỉ một ngày trong tuần. Họ thậm chí không bao giờ được hưởng đầy đủ phúc lợi xã hội của một người lao động chân chính.

“Những người giúp việc nước ngoài ở Hồng Kông được xem là một ‘công cụ’ nhiều hơn là con người”, Germain Haumont, một luật sư chuyên nghiên cứu về quyền của người lao động nhập cư, chỉ rõ. “Những gì mà họ đang phải đối mặt chính là hệ luỵ từ tình trạng phân biệt đối xử. Để có những biện pháp thực chất giải quyết thực trạng này, vấn đề pháp lý, cả trong luật lao động và luật nhập cư của Hồng Kông, cần được xem xét lại”.

Nỗi khổ của nữ lao động nhập cư tại Hồng Kông ảnh 1

Vào những năm 1970, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của một thành phố đang phát triển, từ một trung tâm sản xuất công nghiệp thành một trung tâm tài chính toàn cầu, Hồng Kông đã mở cửa để những người nước ngoài nhập cư làm một số công việc như giúp việc nhà. Đến nay, lực lượng này chiếm gần 1/10 tổng số lao động tại Hồng Kông, nhiều gia đình phụ thuộc vào họ để làm công việc nhà, chăm sóc con cái và cha mẹ già.

Theo một báo cáo của tổ chức phi chính phủ Enrich, 110.000 phụ nữ Hồng Kông đã có thể tập trung làm việc nhờ sự giúp đỡ từ những người giúp việc gia đình. Số liệu thống kê từ tổ chức này cũng cho thấy, nhóm lao động nhập cư này cũng đã đóng góp 12,6 tỷ USD cho nền kinh tế Hồng Kông vào năm 2018, chiếm 3,6% GDP của thành phố này.

“Những lao động nữ đã có những đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế Hồng Kông. Tất cả họ đều ở đây với thị thực hợp pháp, nhưng ngược lại họ vẫn đang phải làm việc trong điều kiện tệ hại”, Avril Rodrigues, nhà hoạt động vì quyền của người lao động tại Hồng Kông, nhấn mạnh.

Người phát ngôn của Bộ Lao động Hồng Kông cho biết trong một tuyên bố rằng chính phủ “rất coi trọng việc bảo vệ quyền của những người giúp việc gia đình nước ngoài” và rằng “chúng tôi không dung thứ cho bất kỳ hành vi bóc lột hoặc lạm dụng nào”.

Trước thực trạng trên, trong một tuyên bố mới đây, người phát ngôn Bộ Lao động Hồng Kông khẳng định rằng: “Chính quyền thành phố rất coi trọng việc bảo vệ quyền của những người giúp việc gia đình có quốc tịch nước ngoài, và sẽ có những biện pháp mạnh hơn nhằm ngăn chặn mọi hành vi bóc lột, lạm dụng đối với lao động nhập cư”.

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.