Lao động nhập cư Trung Quốc vật vã bám trụ tại các đô thị lớn

(Ngày Nay) - Zhang Jianpeng - một người lao động nhập cư, đã rời khỏi quê nhà Sơn Tây để quay trở lại Bắc Kinh cùng với vợ vào cuối tháng 4 vừa qua, sau khi tình hình dịch bệnh có phần lắng xuống.
Đầu bếp Zhang Jianpeng, cùng vợ và hai lao động nhập cư khác ngồi bên ngoài một cơ quan tuyển dụng ở ngoại ô Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Đầu bếp Zhang Jianpeng, cùng vợ và hai lao động nhập cư khác ngồi bên ngoài một cơ quan tuyển dụng ở ngoại ô Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Tại Trung Quốc, ước tính có khoảng 280 triệu người lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị như Zhang. Họ là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những hậu quả kinh tế mà dịch COVID-19 mang tới. Thậm chí nhiều người lao động nhập cư còn không có bảo hiểm thất nghiệp.

Vào thời điểm mà gia đình của Zhang quay trở lại thành phố, nhà hàng nơi cả hai vợ chồng người làm việc đã đóng cửa. Họ không thể tìm công việc mới.

Khoản tiền tiết kiệm 30.000 nhân dân tệ (hơn 97 triệu đồng) của hai vợ chồng cũng đã hết và họ đang phải đi vay nhiều khoản bên ngoài. Vợ chồng Zhang phải sử dụng thẻ tín dụng để chi trả khoản vay của những loại thẻ khác.

“Mọi chuyện vẫn ổn vào tháng đầu tiên. Nhưng sang tới tháng thứ hai, rồi tháng thứ ba, tiền trong nhà cứ thế vơi dần” người đàn ông 28 tuổi cho biết.

Hai cô con gái của Zhang hiện vẫn đang ở cùng với ông bà ở quê nhà, tại một khu mỏ than nghèo khó.

Cả hai vợ chồng Zhang không thể quay trở về Sơn Tây khi vẫn chưa thể tìm thấy công việc nào tại Bắc Kinh, cả hai đã dành hết khoản tiết kiệm để trụ lại ở thủ đô.

“Làm sao mà tôi có thể gặp mặt cha mẹ mình trong tình cảnh như thế này được chứ?”, Zhang thở dài.

Lao động nhập cư Trung Quốc vật vã bám trụ tại các đô thị lớn ảnh 1

Zhang Jianpeng, cùng vợ mình là Zhang Ruirui đang loay hoay tìm việc làm để bám trụ ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Trong quý đầu tiên năm nay, nền kinh tế của Trung Quốc lần đầu chứng kiến đà suy giảm sau một thập kỷ phát triển. Trước những diễn biến của đại dịch COVID-19, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định sẽ không đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng của năm tài chính 2020.

Theo những số liệu khảo sát, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia 1.4 tỷ dân đã lên tới 6% vào tháng 4. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng con số thực sự còn cao hơn thế rất nhiều.

Zhang và vợ của mình thuê một phòng trọ giá rẻ cách trung tâm Bắc Kinh 3 giờ đi xe buýt, đó cũng là nơi anh làm việc hằng ngày.

“Rất khó để tìm việc vào những ngày này. Thực sự rất khó,” Zhang chia sẻ. “Kể cả khi có tìm được việc thì lương cũng quá thấp”.

Theo Zhang, lương làm việc tại các nhà hàng đã giảm tới 1/3 so với trước dịch. Dù có đủ may mắn để tìm một công việc thì anh cũng chỉ thể kiếm được 4.000 nhân dân tệ một tháng.

Những chính sách mới đã được triển khai nhằm mang lại cơ hội tìm việc làm bình đẳng cho những lao động nhập cư, cũng như hỗ trợ sinh hoạt phí cho những người trở về quê nhà. Song, cũng như Zhang, vẫn còn rất ít người thuộc nhóm đối tượng này nhận được các khoản phúc lợi của chính sách.

Giải quyết vấn đề thất nghiệp hiện đang là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, dù cho chính phủ đã có những kế hoạch để tập trung hỗ trợ người lao động nhập cư, nhiều nhà phân tích vẫn cho rằng nhóm đối tượng này vẫn đang nhận được rất ít sự quan tâm do sự yếu thế trong xã hội.

"Những mối quan tâm đang được đặt vào những đối tượng tốt nghiệp đại học và tầng lớp trung lưu thành thị đang mất việc", Dan Wang - một chuyên gia làm việc tại công ty phân tích Economist Intelligence Unit cho hay. "Những đối tượng trên thường đã có các khoản vay thế chấp, vậy nên họ có thể tác động tới thị trường bất động sản".

Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong một cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức vào thứ Sáu tuần trước, đã hứa hẹn rằng chính phủ sẽ hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những nhân tố tạo ra việc làm cho Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc dự tính sẽ tạo ra 9 triệu việc làm mới tại các thành phố trong năm nay - chỉ tiêu thấp nhất kể từ năm 2013.

"Khi cuộc sống trở lại bình thường, nền kinh tế cũng sẽ bắt đầu phát triển và thu nhập của người lao động nhập cư chắc chắn sẽ tiếp tục tăng", ông Zhao Chenxin, phó tổng thư ký Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, khẳng định.

Nhưng ông Zhang cho rằng hầu hết các công việc mới sẽ chủ yếu được ưu tiên cho các cựu chiến binh và sinh viên mới ra trường, trong khi một phần sẽ dành cho lao động nhập cư.

“Có một sự thật tàn khốc là dưới con mắt của những nhà hoạch định chính sách, những người lao động nhập cư tới từ nông thôn sẽ không được quan tâm nhiều như những người thành thị đang thất nghiệp,” Louis Kuijs - chuyên gia từ công ty Oxford Economics, cho hay.

Theo Reuters
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.