Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma

(Ngày Nay) - Ngày 13/3, tại Đà Nẵng, hàng trăm người dân, tăng ni phật tử cùng cựu cán bộ chiến sỹ bộ đội Trường Sa đã thành kính tổ chức lễ cầu siêu tâm linh 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma (14/3/1988) và các liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa.
Bà Lê Thị Lan, mẹ của Liệt sỹ Nguyễn Hữu Lộc (Đà Nẵng) hi sinh ngày 14/3/1988 tại Gạc Ma. Trước lúc ra đảo Gạc Ma, anh Lộc vẫn còn đi bán kem. Khi loa phóng thanh kêu gọi, anh vội vàng chạy về, cũng chẳng kịp chia tay với anh em, bạn bè. Lúc đó mẹ Lan chỉ
Bà Lê Thị Lan, mẹ của Liệt sỹ Nguyễn Hữu Lộc (Đà Nẵng) hi sinh ngày 14/3/1988 tại Gạc Ma. Trước lúc ra đảo Gạc Ma, anh Lộc vẫn còn đi bán kem. Khi loa phóng thanh kêu gọi, anh vội vàng chạy về, cũng chẳng kịp chia tay với anh em, bạn bè. Lúc đó mẹ Lan chỉ

Cách đây 30 năm (ngày 14/3/1988), tàu Trung Quốc với phương tiện và vũ khí, đã nổ súng cưỡng chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam), 64 cán bộ chiến sỹ của Hải quân Việt Nam đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 1Các cựu cán bộ chiến sỹ Bộ đội Trường Sa, cùng đồng đội của 64 liệt sĩ tại lễ cầu siêu. Ảnh Nguyễn Thành

Ngày 14/3/1988, tàu HQ 605 thuộc lữ đoàn vận tải 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ đảo Đá Đông cơ động đến đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân tàu 605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3/1988 và cắm cờ Việt Nam trên đảo san hô này.

Thực hiện nhiệm vụ giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3 tàu HQ 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ 505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với 2 tàu 505,604 có hai phân đội thuộc Trung đoàn công binh 83 và lữ đoàn 146 (vùng 4 Hải quân) cùng 4 chiến sỹ đo đạc và biên vẽ hải đồ (đoàn 6) thuộc Bộ tham mưu Hải quân.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 2Những bộ áo quần Hải quân bằng giấy cho 64 chiến sỹ hi sinh tại đảo Gạc Ma được chuẩn bị tại lễ cầu siêu. Ảnh Nguyễn Thành

Sau khi 2 tàu thả neo được 30 phút thì phát hiện tàu Hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ phía đảo Huy Gơ chạy về phía đảo Gạc Ma, có lúc hai bên chỉ cách nhau 500m. Lúc 17h ngày 13/3/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ 604 dùng loa gọi sang bắt ta phải rời khỏi đảo, song hai tàu 604 và 505 vẫn kiên trì neo đậu để giữ đảo. Tàu Trung Quốc liên tục chạy quanh đảo để uy hiếp tàu của ta.

Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, Bô tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho các thuyền trưởng chỉ huy bộ đội ta quyết giữ đảo Gạc Ma và Cô Lin. Đồng thời, lực lượng công binh khẩn trương thả xuồng, vận chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma và cắm cờ Tổ quốc lên đảo.

Lúc này, phía Trung Quốc điều thêm 2 tàu Hộ vệ của hạm đội Hải Nam có trang bị pháo 100mm tiến đến yêu cầu các chiến sỹ và tàu của ta phải rút khỏi đảo Gạc Ma nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn kiên trì bám và giữ đảo. Quân Trung Quốc bất ngờ nổ sung nả pháo làm tàu 604 của ta hư hỏng nhiều chỗ và chìm xuống biển, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và Phó lữ đoàn trưởng chỉ huy Trần Đức Thông cùng một số cán bộ chí sĩ trên tàu hy sinh tại đảo Gạc Ma.

Cuộc đụng độ, xung đột diễn ra cả ngày 14/3/1988, các cán bộ chiến sỹ đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. 64 cán bộ, chiến sỹ dũng cảm đương đầu với Trung Quốc đến hơi thở cuối cùng. Các anh đã anh dũng hi sinh, nhiều người thi thể mãi mãi nằm lại với Gạc Ma thân yêu.  Có 9 cán bộ chiến sỹ của ta bị Trung Quốc bắt giữ và mấy năm sau mới trao trả.

Nước mắt đong đầy tại lễ cầu siêu 64 liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma ảnh 330 năm, khoảng thời gian dài những không thể xóa mờ nỗi đau của thân nhân những chiến sỹ đã hi sinh ở Gạc Ma, ở Trường Sa thân yêu. Ảnh Nguyễn Thành

Có mặt tại lễ cầu siêu, ông Lê Văn Xuân (bố của liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) nghẹn ngào khấn cầu linh hồn của con trai cùng 63 đồng đội được siêu thoát ở cõi vĩnh hàng. Sau 30 năm, ông Xuân vẫn chưa quên được cảm xúc đau lòng khi loa phóng thanh phát bản tin có con mình hy sinh trong trận chiến. Người cha ấy, dù đau thoắt lòng khi đưa con trai đầu ngã xuống nhưng vẫn cố lấy lại bình tỉnh để chạy về nhà báo tin cho vợ và con.

“Con trai tôi đã ngã xuống vì chủ quyền của Tổ quốc. Xanh đã dành cả tuổi thanh xuân để chiến đầu giữ đảo, đó là niềm tự hào của cả gia đình và dòng tộc. Truyền thống bao đời, người lớp trước ngã xuống lớp sau lại đứng lên, tôi luôn căn dặn con cháu mình phải lấy sự hi sinh của Xanh và đồng đội để làm gương, sống và học tập, chiến đấu sao cho xứng đáng” ông Xuân tâm sự.

Theo Tiền Phong
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.