Nước mắt rơi trên nỗi đau 18 gia đình chiến sỹ hy sinh

18 chiến sỹ hi sinh, 18 hoàn cảnh gia đình nhưng cùng chung một nỗi đau mất mát quá lớn. Nước mắt đã rơi trên những khuôn mặt của người vợ, người mẹ, người thân và cả sự vô tư của những đứa trẻ...
Nước mắt rơi trên nỗi đau 18 gia đình chiến sỹ hy sinh
Nước mắt rơi trên nỗi đau 18 gia đình chiến sỹ hy sinh - anh 1

Bà Bùi Thị Nhạn - mẹ vợ phi công Hoàng Lại Long - buồn đau vì sự mất mát, nhưng hai con của người phi công quả cảm này vẫn còn quá nhỏ để cảm nhận được nỗi đau.

Chưa trọn ước nguyện với con

Thời gian ở đơn vị nhiều hơn ở nhà nên thượng tá phi công Hoàng Lại Long (người điều khiển máy bay Mi 171 gặp nạn ngày 7/7) dự định đưa con trai 7 tuổi lên đơn vị để xem tập nhảy dù.

Nhưng chuyến bay định mệnh sáng 7/7 khiến lời hứa của người phi công quả cảm với con mãi mãi không thành.

Chiều 8/7, căn phòng được nhà khách Quân chủng Phòng không - không quân dành cho gia đình thượng tá phi công Hoàng Lại Long có rất đông người thân, bạn bè nhưng không khí trĩu nặng đau thương.

Chị Hoàng Hồng Thanh (37 tuổi, vợ thượng tá Long) bận đi dự cuộc gặp mặt của lãnh đạo quân chủng nên mẹ vợ và em trai thượng tá Long tiếp chuyện chúng tôi. Câu chuyện thỉnh thoảng bị dừng lại bởi những dòng nước mắt của mẹ vợ khi nói về con rể vừa hi sinh.

Anh Hoàng Lại Biên - em trai thượng tá Long, đến từ Nam Định - cho biết khi biết tin anh trai bị nạn, bản thân anh đã đến hiện trường và bàng hoàng khi thấy chiếc máy bay do anh Long điều khiển cháy nổ tan tành.

Nhưng nhìn đường bay và nghe người dân kể lại câu chuyện máy bay cố lết ra khỏi khu dân cư lúc bị trục trặc, anh cảm thấy khâm phục anh trai mình.

Anh Biên cho biết anh Long sinh năm 1960 tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nhưng giấy khai sinh lại ghi 1961.

Là con trai thứ hai trong gia đình có bốn trai và một gái, học xong lớp 10 anh Long trúng tuyển phi công và nhập ngũ từ năm 1978.

Sau khi huấn luyện ở Nha Trang, anh Long về công tác ở trung đoàn không quân 916 cho đến ngày hi sinh. “Từ nhỏ tính anh hiền lành nhưng cương nghị và hòa nhã với mọi người. Cứ cuốn vào công việc nên mãi đến năm 40 tuổi anh mới lấy vợ” - anh Biên cho biết.

Không khí căn phòng dù trĩu nặng nhưng nhìn cháu trai 7 tuổi vẫn chơi đùa, bà Bùi Thị Nhạn - mẹ vợ thượng tá Long - xót xa kể: “Bố cháu ở đơn vị suốt ngày nên con cái cũng xa cách. Hôm qua tôi ôm cháu khóc nói: Cháu ơi, bố mất rồi, nhưng cháu cũng chưa cảm nhận được nên hỏi: Thế là bố công tác ở đơn vị mãi hả bà?”

Trao đổi với chúng tôi, bà Nhạn và anh Biên đều cho biết chị Thanh tốt nghiệp Đại học Văn hóa nhưng hiện nay công việc không ổn định nên mọi sinh hoạt của gia đình đều trông mong vào lương của chồng.

Tan cuộc họp với lãnh đạo Quân chủng Phòng không - không quân, chị Thanh trở về phòng nhưng nước mắt luôn tuôn trào, nghẹn lời không thể nói về chồng của mình.

Chị Thanh cho biết nguyện vọng là gia đình sẽ đưa chồng về quê an nghỉ. Còn với tương lai các con, chị bày tỏ mong muốn sẽ được bố trí công việc ổn định trong quân đội để vừa theo bước người chồng quá cố vừa có điều kiện nuôi dạy hai con nhỏ.

Tiếc thương vô hạn

Khu tập thể Hoàng Văn Thái, Q.Thanh Xuân, Hà Nội hôm nay không còn tiếng cười đùa của trẻ thơ như những ngày trước đó. Trong căn nhà cấp 4 vẻn vẹn hơn 20m2, bà Hà Thị Khanh (61 tuổi, quê ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - mẹ vợ đại úy Lê Thanh Việt - phi công phó máy bay Mi 171) cứ bế cháu Lê Quang Long - con anh Việt, chưa đầy 2 tuổi - chạy đi chạy lại nghe điện thoại của người thân gọi đến.

Bà Khanh cho biết: ‘‘Vợ nó từ lúc biết tin chồng đến giờ cứ ngất lên ngất xuống. Chúng tôi là phận cha phận mẹ chỉ biết động viên con vượt qua nỗi đau’’.

Bà Khanh kể tiếp sau một thời gian dài quen nhau thì đến năm 2005, đại úy Việt kết hôn với chị Thu. Đến năm 2012 có hai con.

Hiện chị Thu đang đi làm cho một công ty tư nhân ở nội thành. Đặc thù công việc của đại úy Việt thường xuyên phải xa nhà nên cháu lớn năm nay vào lớp 3 phải gửi bà nội ở Nam Định chăm sóc, còn cháu bé gửi về ngoại.

Đến chiều 8/7, tại khu tập thể thuộc tổ 15, P.Phúc Đồng, Q.Long Biên (Hà Nội), hàng trăm người thân và bạn bè đã có mặt ở căn phòng trọ của gia đình giáo viên nhảy dù - đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm để chia sẻ nỗi buồn.

Chị Linh (31 tuổi, em ruột đại úy Tâm) kể: ‘‘Anh Tâm là con trai duy nhất trong gia đình tôi và cũng là cháu đích tôn của dòng họ. Từ khi biết tin chồng, chị Phượng (vợ anh Tâm) cứ ngất lịm. Anh ấy ra đi để lại hai con nhỏ. Từ hôm qua tới giờ cháu lớn cứ gọi tên cha rồi bảo người trong gia đình gọi điện cho bố về. Cháu thứ hai mới hơn 10 tháng tuổi, vẫn chưa hiểu gì về nỗi đau này’’.

Có mặt tại nhà giảng viên Tâm, nhiều học viên trước đây từng là học trò và đồng nghiệp cũng bày tỏ sự thương tiếc đối với sự ra đi của anh. Nhiều người không kìm được nước mắt khi chứng kiến cảnh chị Phượng bế cháu bé trên tay lo hậu sự cho chồng.

Lấy mẫu ADN để xác định danh tính

Đến chiều 8-7, trong số 18 thi hài của cán bộ, chiến sĩ hi sinh đang nằm tại Bệnh viện 354 và Bệnh viện 108 vẫn còn tám người chưa xác định được danh tính.

Việc lấy mẫu ADN những người hi sinh để xác định danh tính vẫn đang được tiến hành.

Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .