Theo báo cáo của VIWASE, qua khảo sát hiện trạng cấp nước cho đô thị, các giếng ngầm tại các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm có hàm lượng sắt cao. Các giếng ở các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên có hàm lượng mangan cao. Đặc biệt, các giếng tại các quận ở phía Nam và Đông Nam thành phố thuộc các nhà máy nước: Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai bị ô nhiễm nặng; nước ngầm không bảo đảm chất lượng, hàm lượng amoni rất cao và có dấu hiệu bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nguyên nhân là do khu vực này có địa hình thấp, toàn bộ nước bề mặt chưa được xử lý chảy về hướng này, ngấm xuống làm bẩn những tầng chứa nước nằm sâu dưới lòng đất.
Kết quả của dự án “Phát triển hệ thống sử dụng nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu” do Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vừa công bố cũng chỉ ra, 10% nước thải đô thị chưa qua công đoạn xử lý, 36% nước thải chưa qua xử lý cũng đổ ra các hồ chất lượng nguồn nước mặt của một số sông chính như sông Hồng, Đuống, Đáy không đảm bảo, thiếu tính ổn định, khó kiểm soát được ô nhiễm mà trong đó có nguyên nhân nhà máy xử lý nước thải hoạt động kém hiệu quả.
Hiện tổng mức khai thác nước ngầm của toàn thành phố Hà Nội ước tính khoảng 700.000 m3/ngày đêm. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 170.000 giếng khai thác nước ngầm, trong đó, riêng số giếng tư nhân do các hộ gia đình tự khoan lên tới trên 100.000 chiếc. Kết quả quan trắc về chất lượng nước liên tục phát hiện dấu hiệu gia tăng ô nhiễm với các chỉ số kim loại nặng cao hơn mức cho phép nhiều lần như hàm lượng amoni, asen, hữu cơ…
Theo kết quả kiểm tra chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội của Bộ Y tế hồi đầu năm 2018, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ dịch, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bởi nước sạch dùng trong sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn clo dư. Sử dụng nước ô nhiễm chất lượng thấp trong một thời gian dài, sẽ gây những tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe của người dân sống tại các khu vực nói trên. Tỷ lệ các bệnh cấp và mãn tính về đường tiêu hóa (tả, lị, thương hàn…),chân tay miệng… ngày càng tăng. Nếu không được phát hiện kịp thời và làm sạch nguồn nước sinh hoạt, bệnh có thể dẫn tới bệnh ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần xây dựng và hoàn thiện luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước để bảo vệ nguồn nước sạch, kiểm soát tốt nguồn gây ô nhiễm nước như xây dựng luật mới về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên cơ sở giữ các quy định phù hợp của luật hiện hành, bổ sung những quy định mới có tính kịp thời nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước… Người dân, đặc biệt những người sống tại các khu đô thị, chung cư cũ nâng cao ý thức tự bảo vệ mình bằng những phương pháp đơn giản xử lý nước tại hộ gia đình.
Theo kết quả kiểm tra chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội của Bộ Y tế hồi đầu năm 2018, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ dịch, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bởi nước sạch dùng trong sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn clo dư. Sử dụng nước ô nhiễm chất lượng thấp trong một thời gian dài, sẽ gây những tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe của người dân sống tại các khu vực nói trên. Tỷ lệ các bệnh cấp và mãn tính về đường tiêu hóa (tả, lị, thương hàn…),chân tay miệng… ngày càng tăng.