'Rốn lũ' Quốc Oai (Hà Nội): Sau nước ngập là nỗi lo dịch bệnh

Sau hơn 2 tuần ngập sâu trong nước, tính đến nay, nước tại vùng “rốn lũ” Quốc Oai đã rút đi đáng kể. Nhưng hầu hết các con đường quanh xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Đời sống của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa lo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Những gia đình nằm ở khu vực nước rút sớm hơn đã có điều kiện vệ sinh lại nhà cửa
Những gia đình nằm ở khu vực nước rút sớm hơn đã có điều kiện vệ sinh lại nhà cửa

Ăn nhờ, ở đậu

Khoảng hơn 2 tuần qua, xóm Bến Vôi (thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội) bị cô lập hoàn toàn; việc đi lại, sinh hoạt của người dân hết sức khó khăn. Theo ghi nhận của phóng viên, đến sáng 5/8, nước đã có dấu hiệu rút bớt, nhưng nhiều đoạn vẫn ngập sâu tới bụng người lớn. Việc di chuyển của người dân đều phụ thuộc vào những chiếc thuyền thúng nhỏ, thiếu đảm bảo an toàn vì tất nhiên là không được trang bị áo phao. Đi sâu vào xóm, không khó để bắt gặp hình ảnh những em bé chở nhau đi lại trên chiếc thuyền thúng cũ kỹ mà không có người lớn đi kèm.

Để duy trì sinh hoạt, nhiều hộ gia đình ở xóm Bến Vôi phải tới tá túc nhà những người quen may mắn không bị ngập sâu, thậm chí phải lánh hẳn sang xã khác.

Đến nay hầu hết, các gia đình đã lục đục trở về nhà để dọn dẹp sau thời gian phải “lánh nạn”. Chỗ ăn ngủ cơ bản được khắc phục, nhưng vấn đề nước sạch vẫn hết sức nan giải. Hàng ngày, họ đi sang các xóm ở địa thế cao hơn, không bị ngập lụt, để tắm giặt và lấy nước sinh hoạt về sử dụng. Những gia đình có con nhỏ hoặc người già thì vẫn phải chia đôi, không dám đưa về nhà khi mà nước vẫn chưa rút hẳn, để tránh bệnh tật và các rủi ro khác.

Vừa tranh thủ xếp gọn đống củi vương vãi ngoài sân, chị Bùi Thị Hiền vừa trông về phía khu vực vốn là ao cá của gia đình, nay vẫn mênh mông nước, buồn rầu nói: “Vợ chồng tôi và đứa lớn vừa quay về được hai hôm nay. Hai đứa nhỏ cùng với bà nội vẫn ở nhờ nhà bác trên xã. Dọn dẹp thì không mấy nỗi, vì cũng chẳng còn lại nhiều. Cái ao hơn 3 tấn cá, cuối tháng 8 là thu hoạch, giờ mất trắng. May có đàn vịt mấy trăm con thì kịp bán ngay tháng trước. Đống củi và đồ nghề tôi nấu rượu, nước cũng cuốn trôi hết rồi”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Viễn, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã Cấn Hữu cho biết, tính đến ngày 5/8, nước đã rút gần 1 mét so với thời gian cao điểm của lũ hơn 1 tuần trước. Điều bà con lo lắng không phải bữa ăn ngày lũ, mà là cuộc sống mưu sinh sau nước rút, nhất là phần lớn người dân trong xóm đều có đời sống kinh tế không lấy gì làm khá giả, chỉ trông chờ chủ yếu vào nuôi trồng và chế biến nông sản....

'Rốn lũ' Quốc Oai (Hà Nội): Sau nước ngập là nỗi lo dịch bệnh ảnh 1

 Việc lội nước để mua thức ăn đã quá quen với người dân ở đây

Lo sợ nguy cơ nhiễm bệnh

Dù sao, nỗi lo mưu sinh sau nước lũ vẫn là “thì” tương lai. Còn cái lo hiển hiện, đó là nguy cơ nhiễm bệnh của người dân vùng lũ ở ngay thời điểm này. Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày 5/8, dù đã rút đi khá nhiều, nhưng nước vẫn hiện diện ở hầu hết địa bàn xóm Bến Vôi và đã ngả sang màu xanh, bốc mùi hôi nồng nặc.

Em Nguyễn Văn Luận (lớp 11, Trường THPT Minh Khai) cho hay: “Bố mẹ em luôn dặn đi dặn lại không được ra khỏi nhà nếu không qua cần thiết, đặc biệt hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước. Mẹ em ngày nào cũng phải lội đi chợ để mua thức ăn, còn bố mấy ngày nay lội nước cọ rửa sân và chân tường, hai bàn chân bị lở loét hết. Nhiều bạn nam trong xóm lấy thuyền đi bắt cá, cũng bị như vậy”.

Bệnh ngoài da là chỉ là một trong những nỗi lo hiển hiện. Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, người dân vùng lũ còn đối diện với các bệnh truyền nghiễm do muỗi đốt, bệnh về mắt hoặc tiêu hóa do nước bị nhiễm khuẩn. Chia sẻ về vấn đề này, anh Đồng Văn Nam cho biết: “Nước rút đã 3 ngày nay, cũng chưa dám xuống tầng 1, thậm chí không dám mở cửa phòng, vì muỗi nhiều vô kể. Cách tiêu diệt chúng duy nhất là phun thuốc muỗi, nhưng đó là trường hợp khô ráo, chứ nước vẫn ngập xung quanh như thế này thì phun cũng chỉ mất công mà thôi”.

'Rốn lũ' Quốc Oai (Hà Nội): Sau nước ngập là nỗi lo dịch bệnh ảnh 2

 Con đường dẫn vào xóm vẫn chìm sâu trong nước

Theo ước tính của cơ quan chức năng, ít nhất phải khoảng 1 tuần nữa, nước mới rút hoàn toàn khỏi vùng “rốn lũ” Bến Vôi. Để đảm bảo việc đi lại của người dân trong tình trạng cô lập, hiện địa phương đã bố trí ca nô cùng dân quân tự vệ túc trực ngày đêm, sẵn sàng phục vụ bất cứ ai có nhu cầu. Thế nhưng, điều đó chẳng thể làm vợi đi nỗi lo lắng của bà con. Cuộc sống bị đảo lộn, nguy cơ bệnh tật rình rập, kinh tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đó là những vấn đề lớn nhất mà người dân nơi đây đang phải đối mặt, trong khi lũ vẫn chưa rút hẳn.

Thống kê của UBND xã cho thấy, khoảng 35 ha lúa vụ hè thu đã mất trắng; 15 ha diện tích nuôi cá cũng bị thiệt hại. “Trong khi đó, thời gian để trồng lúa cũng đã qua, nên việc khôi phục lại các diện tích bị thiệt hại là không thể. Chưa kể sau những vụ ngập như thế này, đất sũng nước và nhiễm bẩn, sẽ rất khó trồng trọt trở lại ngay” - ông Nguyễn Quang Viễn bày tỏ lo ngại.

Theo Giáo Dục Thời Đại

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.