Ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy chủ yếu từ nguồn thải hữu cơ từ nước thải sinh hoạt

0:00 / 0:00
0:00
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, ô nhiễm tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đã nhận diện và đánh giá về các nguồn thải. Theo đó, nguồn thải chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sinh hoạt, từ nguồn thải của các tỉnh, thành phố của sông Nhuệ, sông Đáy.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Ngày 9-11, đại biểu Quốc hội Trần Tất Thế (Hà Nam) chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường về giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm của sông Nhuệ, sông Đáy hiện ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe sản xuất của hàng triệu người dân, trong đó có tỉnh Hà Nam.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết không chỉ riêng về lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy mà các lưu vực sông trong cả nước hiện nay cũng đang đứng trước xu thế và tình hình ô nhiễm. Trong đó, vấn đề ô nhiễm tại hai dòng sông nêu trên thời gian vừa qua chưa được khắc phục một cách triệt để.

“Riêng lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, chúng tôi đã có đề xuất, báo cáo là các nhận diện về các nguồn thải thì đã được đánh giá. Riêng ở Hà Nội có khoảng 65% nguồn thải là từ Hà Nội, nguồn thải chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sinh hoạt diễn ra trong hầu hết các lưu vực, từ nguồn thải của các tỉnh, thành phố của sông Nhuệ, sông Đáy”, Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng, hiện Chính phủ cũng như các địa phương đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng để thực hiện những bước ban đầu. Thí dụ như, để giám sát đầu tư các trạm quan trắc môi trường trên địa bàn như Hà Nội, Hà Nam hoặc như Hòa Bình đã đầu tư để xử lý nạo vét, cũng như trồng lại rừng đầu nguồn.

“Đương nhiên, bài toán quan trọng nhất hiện nay chính là kiểm soát nước thải sinh hoạt”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, hiện nay các khu công nghiệp, các làng nghề trên địa bàn địa phương, Hà Nội bước đầu đã bắt đầu đầu tư các hệ thống xử lý, dự kiến khoảng năm 2021, một số công trình sẽ được hoàn thành. Còn ở Hà Nam, hiện nay cũng đã đầu tư ba trạm xử lý, hoặc ở Nam Định, vốn đầu tư đầu tư các trạm xử lý về nước thải đối với các công trình chất thải rắn, đầu tư các trạm để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

“Tất nhiên, nếu theo đánh giá của chúng tôi thì nhu cầu về xử lý hiện nay còn rất thấp, từ 60% đến 90% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý từ nay cho đến năm 2021”, Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng, đây là một vấn đề mà trong thời gian tới, trong Luật Bảo vệ môi trường cũng đã đề ra, nếu tình trạng ô nhiễm không cải thiện thì các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn nếu có nước thải không đáp ứng chất lượng thì sẽ không có chuyện cho thải ra.

Đối với Hà Nam, Bộ trưởng cho rằng đây là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài cần phải thực hiện nghiêm túc theo Luật bảo vệ môi trường 2020. Trong đó, vấn đề khẳng định đối với chất lượng nước thải sẽ kiểm soát, đối những khu vực đã vượt quá tải thì kiên quyết không cho nước thải ra.

“Còn đối với nước thải sinh hoạt, cần có cơ chế công tư để chúng ta đầu tư hạ tầng và xử lý một cách triệt để nước thải sinh hoạt”, Bộ trưởng nói.

Theo Nhân dân
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.