Ông Lê Đình Kình: 'Không ai ép được người đứng đầu Hà Nội'

(Ngày Nay) - Nói về bản cam kết giữa lãnh đạo Hà Nội với người dân xã Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình cho rằng đó là một quyết định vì đại cuộc bởi "không ai ép được người đứng đầu thành phố" làm như vậy.
Ông Lê Đình Kình: 'Không ai ép được người đứng đầu Hà Nội'

Phóng viên có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Kình (82 tuổi) - người đại diện cho dân xã Đồng Tâm khiếu nại về đất đai - một ngày sau khi ông ra viện. Ông bị thương hôm 15/4, trong quá trình cơ quan chức năng thực hiện lệnh bắt một số người để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng liên quan việc giải tỏa đất tại đồng Sênh (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

- Hơn nửa tháng nằm viện, ông được chăm sóc ra sao?

- Ngày 15/4, sau khi bị bắt, tôi được kiểm tra tại Bệnh viện 108 vì gãy xương đùi. Hôm sau, ông Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đến thăm có ý kiến phải đưa tôi sang Bệnh viện Việt Đức để được chăm sóc tốt nhất. Viện trưởng giao 3 giáo sư trực tiếp mổ, tôi rất ghi nhận điều này. Tôi được chăm sóc chu đáo, ăn uống đầy đủ.

Nửa tháng nằm viện, ông Chung đến gặp tôi khoảng chục lần. Ngoài ra, thứ trưởng công an, giám đốc công an TP Hà Nội cũng đến thăm và động viên mau chóng khỏe để hợp tác giải quyết vụ việc.

- Ông và lãnh đạo TP Hà Nội đã trao đổi những gì để tìm tiếng nói chung nhằm giải quyết căng thẳng ở Đồng Tâm?

- Khi chưa mổ, vì tuổi cao sức yếu, có lúc tôi xác định mình sẽ không còn đủ minh mẫn, tỉnh táo nên cố gắng tận dụng hết thời gian tiếp xúc để trao đổi về sự việc, mong muốn của người dân, bức xúc về đất đai suốt một thời gian dài.

Mấy năm qua, tôi chỉ mong một lần được gặp trực tiếp lãnh đạo thành phố nhưng không có cơ hội. Khi nằm viện cũng là lần đầu tiên tôi gặp ông Chung. Hôm 16/4, tôi trình bày nguyện vọng thả những người dân thôn Hoành, ông Chung đồng ý. Ông ấy cũng thông báo việc người dân giữ 38 cán bộ, công an sau khi tôi bị đưa đi.

Ông Lê Đình Kình: 'Không ai ép được người đứng đầu Hà Nội' ảnh 1Ông Kình (bên phải) trò chuyện với các cao niên trong thôn Hoành vào sáng 3/5, một ngày sau khi được xuất viện về nhà.

Từ đó, ông Chung liên tục trao đổi, gặp trực tiếp hoặc gọi điện để thông báo lẫn nắm tình hình. Tôi vẫn liên lạc với gia đình, có con cháu vào thăm và nắm được diễn biến ở Đồng Tâm.

Khi vào viện, Chủ tịch Chung hứa sẽ về Đồng Tâm để giải quyết. Tôi nói với ông ấy rằng trong bối cảnh ở Đồng Tâm có nhiều thành phần phức tạp xâm nhập nên có lực lượng bảo vệ đi cùng vì Chủ tịch là linh hồn của thành phố. Còn bản chất người dân ở đây là ứng xử có văn hóa.

Tôi nằm viện nhưng vẫn biết bà con ở nhà mua giò, bánh mì cho các chiến sĩ cảnh sát ăn. Chính ông Chung cũng nói với tôi những người bị giữ được đối xử tốt, không ai bị đánh đập, lăng mạ.

- Khi được thông báo người dân Đồng Tâm giữ 38 cán bộ, công an, ông nghĩ gì?

- Tôi nói với Chủ tịch Chung rằng người dân làm thế cũng có lý do, vì tôi bị bắt không minh bạch. Hôm 15/4, đoàn cán bộ mời một số người trong thôn đi chỉ mốc giới đất quốc phòng và đất nông nghiệp. Thời điểm bị bắt, chúng tôi không hề được nghe lệnh bắt hay quyết định khởi tố.

Khi nằm viện, tôi làm việc nhiều lần với công an, ký một số giấy tờ nhưng nội dung, theo tôi nhớ, đều là thông tin về nguồn gốc đất đai. Quyết định tạm giam cũng chưa bao giờ được đọc trước mặt tôi.

Ông Lê Đình Kình: 'Không ai ép được người đứng đầu Hà Nội' ảnh 2Khu đất tại đồng Sênh.

- Ông đánh giá thế nào về cuộc đối thoại của Chủ tịch Chung với người dân thôn Hoành ngày 22/4, trong đó có bản cam kết gồm 3 điều là làm rõ đất tại khu vực đồng Sênh có phải đất quốc phòng, không truy cứu hình sự với toàn thể người dân trong sự việc ngày 15/4 và điều tra đúng sai việc bắt ông?

- Bản cam kết có chữ ký, không có con dấu mà điểm chỉ, đây là một quyết định vì dân của ông Chung, bởi không ai ép được một vị chủ tịch thành phố làm việc đó. Đây chính là tinh thần vì đại cuộc.

Còn cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự toàn dân Đồng Tâm thì ông ấy nói đúng, chỉ có thể truy cứu trách nhiệm của một số người vi phạm chứ làm sao truy cứu được toàn dân. Nhưng nói thế cũng là tạo điều kiện để anh em nào sai phạm tự ý thức được lỗi của mình.

- Điều ông mong chờ sắp tới là gì?

- Tôi đợi ngày 20/6 để nghe kết luận thanh tra về toàn bộ đất đồng Sênh. Chủ tịch Chung hứa giải quyết công tâm, truy đến cùng nguồn cơn sự việc. Tôi đồng ý với ông Chung rằng việc nào đi việc ấy. Lãnh đạo thành phố khi vào thăm đều nói rằng "tiếng nói của cụ quan trọng với người dân Đồng Tâm nên sau khi ra viện cố gắng ổn định tinh thần người dân. Còn những việc khác vẫn phải giải quyết theo trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật. Đó mới là việc làm cần thiết của những người có hiểu biết, được nhân dân tin tưởng".

Qua sự việc của Đồng Tâm, có thể thấy cần đảm bảo quyền lợi khiếu nại, tố cáo của người dân. Nhưng người khiếu nại tố cáo cũng cần thu thập chứng cứ thuyết phục để không tốn công sức mà đạt hiệu quả cao. Một điều nữa là không nên manh động sẽ dễ biến cái đúng thành cái sai.

Việc chúng tôi khiếu nại về đất đai kéo dài, thứ nhất là để làm trong sạch Đảng bộ xã Đồng Tâm, hai là đòi quyền lợi cho nhân dân. Đất đai là tư liệu sản xuất của nông dân nhưng bị xâm phạm thì phải đấu tranh. Cuối cùng là để củng cố niềm tin của nhân dân vào chính quyền. Phòng và chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân chứ không chỉ riêng ai, không có vùng cấm, quan với dân bình đẳng.

 

Ngày 15/4, ông Lê Đình Kình chấn thương nhập viện khi bị bắt gần đồng Sênh cùng một số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm (Mỹ Đức). Cùng ngày, người dân giữ 38 cán bộ, cảnh sát cơ động.

7 ngày sau, những người thi hành công vụ được thả khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết làm rõ đất tại khu vực đồng Sênh có phải đất quốc phòng - mấu chốt trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của dân Đồng Tâm; điều tra đúng sai việc bắt ông Lê Đình Kình; không truy cứu hình sự với toàn thể người dân trong sự việc ngày 15/4.

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.