Chủ tịch Hà Nội cam kết xử lý công tâm sự việc ở Đồng Tâm

(Ngày Nay) - "Chúng tôi kiên trì để đối thoại với bà con, không dùng biện pháp mạnh. Tôi sẽ giám sát thanh tra việc bắt cụ Lê Đình Kình", Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh trong buổi đối thoại với người dân xã Đồng Tâm sáng 22/4. 
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kết thúc cuộc nói chuyện và bắt tay các cụ cao niên trong xã.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kết thúc cuộc nói chuyện và bắt tay các cụ cao niên trong xã.

10h40 ngày 22/4, tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm (Mỹ Đức), Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bắt đầu buổi làm việc. Đề nghị mọi người trật tự, ông mời bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, phát biểu.

Bà Lan nêu nguyện vọng của người dân, trong đó cần giải thích tin đồn việc ngược đãi 38 cán bộ, cảnh sát đang bị giữ tại nhà văn hóa thôn là không có cơ sở. Dân làng mong Chủ tịch thành phố lắng nghe để giải quyết thấu đáo mâu thuẫn nhiều năm nay về đất đai ở địa phương.

Kiến nghị làm rõ đồng Sênh có phải đất quốc phòng?

Thay mặt người dân, cụ Trần Xuân Lễ (78 tuổi) trình bày lịch sử mảnh đất đồng Sênh đang tranh chấp. Từ thời cha ông để lại, những năm 50 của thế kỷ trước, người dân vẫn canh tác ở đồng Sênh, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Những năm 1980, nhà nước giao đất cho dân.

"Nhưng không hiểu vì sao một số lãnh đạo Mỹ Đức lại giao cho Viettel và nói là đất quốc phòng", ông Lễ thắc mắc và yêu cầu "nếu nhà nước thu hồi phải có quyết định rõ ràng và thông báo cho dân". "Nếu là đất quốc phòng từ trước, đố người dân nào dám vào canh tác bấy lâu nay. Chúng tôi rất bức xúc", ông Lễ nói.

Thấy cụ Lễ (78 tuổi) xúc động, Chủ tịch Chung trấn an: "Tôi đã về đây, các cụ cứ bình tĩnh. Tôi biết các cụ bức xúc bao nhiêu ngày rồi".

Cụ Lễ tiếp tục thắc mắc vì sao 5-6 năm nay, người dân bức xúc, gửi đơn đến nhiều nơi, nhưng không được trả lời. "Nếu là đất quốc phòng thì phải giải thích rõ ràng, chứ sao lại có những hành xử như thời gian qua. Loa phát thanh cứ phát đi phát lại nội dung tuyên truyền đó là đất quốc phòng", cụ Lễ trình bày.

Một cụ ông khác đề nghị thành phố làm rõ có hay không quyết định thu hồi của Thủ tướng với 59 ha đất ở Đồng Tâm, bởi "nếu có quyết định của Thủ tướng về giải phóng mặt bằng, chúng tôi cam kết bàn giao". Ở đồng Sênh có 14 hộ hàng năm canh tác, nhưng vì sao chính quyền huyện khi thu hồi "lại không đụng đến". 

Xin lỗi vì giữ người trái phép, dân mong biết sức khỏe cụ Kình

Thay mặt người dân, ông Bùi Văn Kỷ (63 tuổi) đứng lên nói lời xin lỗi, nhận sai khi giữ các cán bộ, cảnh sát. "Đây là điều đáng tiếc, chúng tôi đề nghị lãnh đạo hãy tìm hiểu nguyên nhân để hiểu rõ bản chất sự việc, bức xúc của dân. Tôi thừa nhận giữ người là sai, nhưng là xuất phát từ cái sai của lãnh đạo trước", ông nói. 

Đại diện người dân chia sẻ "rất thèm" được đối thoại với lãnh đạo thành phố, Trung ương khi không còn lòng tin ở địa phương. "Vì không hiểu biết luật pháp nên chúng tôi giữ người, mong được xem xét bỏ qua những phản ứng tiêu cực vừa qua", một người dân nói. 

Khẳng định không muốn giữ người, ông Lê Đinh Thành, trưởng xóm 1, đề nghị lãnh đạo thành phố, đại biểu Quốc hội hãy xem xét mọi việc thấu tình đạt lý để người dân trở lại làm ăn, ổn định cuộc sống.

Một vấn đề được người dân nhiều lần đề cập là việc đưa cụ Lê Đình Kình lên xe công vụ chở ra khỏi làng hôm 15/4. "Ai đã làm việc này? Cả làng chúng tôi đau xót chạy theo xe khóc", một phụ nữ nói.

Ông Bùi Văn Kỷ chia sẻ "nhìn cảnh ứng xử thô bạo với cụ Kình, người cao niên với 66 năm tuổi Đảng, chúng tôi không thể cầm lòng".

"Tôi xin hỏi sức khỏe ông Kình thế nào. Mong ông trả lời cho dân chúng tôi biết để yên tâm", một cụ ông đặt câu hỏi trực tiếp với Chủ tịch Chung và nói "người dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng chứ không bao giờ chống đối".

Cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay.

Chủ tịch Hà Nội cam kết xử lý công tâm sự việc ở Đồng Tâm ảnh 1Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung.

Lắng nghe suốt hơn một tiếng, chăm chú ghi chép, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chia sẻ với những bức xúc của bà con. Ông biết còn nhiều ý kiến khác và sẽ tiếp tục nắm bắt.

Về việc người dân xin được khoan hồng cho hành vi giữ người trái phép, ông nói "đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại". Người dân đã khắc phục và nhận ra sai.

Về tình trạng sức khỏe của cụ Lê Đình Kình, Chủ tịch Chung cho biết từ ngày 15/4 đến nay đã tiếp xúc với cụ Kình, những người con của cụ và nhận được sự hợp tác. Có những hôm trao đổi đến 2-3h sáng.

Từng nhiều năm làm việc tại cơ quan điều tra, giờ là Chủ tịch thành phố, ông Chung ghi nhận bà con có ý thức khắc phục việc giữ người trái pháp luật qua việc đối xử tốt, không đánh đập 38 cán bộ, cảnh sát cơ động. "Chúng tôi thấu hiểu tấm lòng của bà con", ông nói.

Về việc giải phóng mặt bằng để giao cho tập đoàn Viettel, ông Chung nói đã chỉ đạo thanh tra. Bộ Công an cũng sẽ thanh tra toàn bộ việc bắt giữ người cũng như xác minh hành vi gây rối, kích động, ai sai đến đâu xử lý đến đó.

Chủ tịch Hà Nội cho hay đã đề nghị Cục trưởng Cảnh sát hình sự giao nhiệm vụ cho các lực lượng nhằm ngăn chặn những người lợi dụng tình hình gây mất an ninh trật tự, đảm bảo yên bình cho bà con. "Công an thành phố sẽ phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn người vi phạm", ông Chung nêu quan điểm.

"Chúng tôi rất tin tưởng vào các cụ, mong muốn sớm giải quyết nhanh và êm thấm", Chủ tịch Hà Nội nói và cam kết thành phố sẽ chỉ đạo làm rõ những kiến nghị của bà con. Về phản ánh công an bắt người không công bố lệnh, lãnh đạo Công an thành phố sẽ cho thanh tra.

"Ban Bí thư, lãnh đạo Trung ương giao nhiệm vụ cho tôi đối thoại. Chúng tôi kiên trì để đối thoại với bà con, không dùng các biện pháp mạnh. Cảm ơn các cụ đã giúp đỡ để giải tỏa mọi việc. Tôi cam kết sẽ giám sát việc Thanh tra Công an Hà Nội làm rõ việc bắt cụ Kình là đúng hay sai", ông Chung nói.

Chủ tịch Chung cho biết vừa giao xã trích ngân sách để làm 800m đường liên thôn. Ông mong lúc này được đi thăm trong làng.

Hội trường lập tức dội lên tràng vỗ tay dài.

Hơn 8h ngày 22/4, Chủ tịch Hà Nội gặp một số đại diện người dân xã Đồng Tâm tại trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức. Trong đoàn công tác của Chủ tịch Chung có thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng Cảnh sát hình sự, Bộ Công an), thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh (Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô), thiếu tướng Đoàn Duy Khương (Giám đốc Công an thành phố) cùng lãnh đạo nhiều đơn vị.

Cùng thời điểm, việc dọn dẹp trong thôn Hoành, xã Đồng Tâm diễn ra khẩn trương. Đống sỏi án ngữ giữa cổng thôn từ nhiều ngày được xúc đi. Chướng ngại vật trên các ngả đường được thu dọn.

Loa phát thanh xã thông báo sáng nay sau cuộc gặp ở huyện, Chủ tịch Chung cùng đoàn công tác sẽ về xã làm việc. Nội dung trao đổi được phát trực tiếp trên loa phát thanh xã.

Rất đông người dân đứng trước cổng trụ sở UBND xã để chờ đoàn xe về. Tay cầm tập tài liệu, ông Chung dẫn đầu đoàn công tác đi vào trụ sở xã.

Đây là chuyến thứ hai về huyện Mỹ Đức của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung để đối thoại với nhóm người dân xã Đồng Tâm đang giữ 19 cán bộ, cảnh sát tại nhà văn hóa thôn Hoành từ 7 ngày qua.

Cũng trong sáng nay, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng đã có mặt tại xã Đồng Tâm. Ông Quốc đọc số điện thoại của mình trước nhiều người, nói "có gì bà con cứ gọi". Ông nhận lỗi vì đầu tháng nhận được đơn của bà con, nhưng vì "bận đi công tác nên chưa về được thì xảy ra sự việc".

Chủ tịch Hà Nội cam kết xử lý công tâm sự việc ở Đồng Tâm ảnh 2Người dân tụ tập bên ngoài nhà văn hóa nơi còn giữ 19 người để nghe loa phát thanh buổi đối thoại của Chủ tịch Chung.

Trước đó chiều 20/4, ông Chung cùng ông Đỗ Văn Đương (Phó trưởng ban Dân nguyện của Thường vụ Quốc hội), đại diện Cục Cảnh sát hình sự... cùng đoàn công tác về huyện Mỹ Đức. Trực tiếp gọi điện mời đại diện người dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm) đến dự, đoàn công tác đợi 3 tiếng trước khi bắt đầu họp với lãnh đạo chủ chốt xã Đồng Tâm, song không có ai.

"Tôi đã mời nhưng mọi người không ra, chúng tôi sẽ tiếp tục mời người dân vào thời gian sớm nhất", ông Chung nói và sáng nay đã thực hiện điều này.

Trong cuộc tiếp xúc 45 phút với chính quyền xã hôm 20/4, ông Chung đề nghị bà con thả người và tháo chướng ngại vật. Người đứng đầu Hà Nội thông báo chính quyền đã bắt đầu thanh tra thanh tra toàn diện quá trình quản lý, sử dụng và quá trình xử lý khiếu kiện liên quan đến đất đai khu vực sân bay Miếu Môn.

Sự việc tại Mỹ Đức bùng phát ngày 15/4 khi 4 người bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng trước đó một tháng, liên quan đến giải tỏa đất đai ở đồng Sênh. Lực lượng thi hành công vụ gặp phải sự phản ứng của nhiều người dân dẫn đến 38 công an, cán bộ bị giữ.

Tối 17/4, người dân đã thả 15 người được thả, 3 người khác tự giải thoát. Ngày 21/4, thêm Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức được thả về. Dân làng đã cùng ký vào "tâm thư" gửi lãnh đạo thành phố, cho biết đã nhận ra có nhiều sai sót, không hiểu biết nên vi phạm pháp luật trong quá trình chống tham nhũng, tiêu cực. "Nhân dân mong muốn ông chủ tịch dang tay cứu vớt, tha thứ".

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.