Ông Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với hàng trăm cử tri Thủ Thiêm

Thực hiện lời hứa một tháng trước, Bí thư Thành ủy TP HCM gặp gỡ người dân Thủ Thiêm (quận 2) để lắng nghe tất cả bức xúc của họ hơn chục năm qua.
Người dân chào đón Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân (trái) đến buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Phạm Duy.
Người dân chào đón Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân (trái) đến buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Phạm Duy.

Theo chương trình làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, chiều 20/6 Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng với Tổ đại biểu số 7 (quận 2, 9 và Thủ Đức) tiếp xúc cử tri quận 2 tại Nhà thiếu nhi quận.

14h hội nghị mới diễn ra nhưng từ đầu giờ trưa, hàng trăm cư dân Thủ Thiêm đã đến làm thủ tục vào hội trường. Như các buổi tiếp xúc với lãnh đạo thành phố lần trước, những người có khiếu nại, bức xúc tiếp tục mang theo bản đồ, hồ sơ đến.

An ninh được thắt chặt. Ban tổ chức chỉ cho cử tri có chứng minh nhân dân quận 2 vào hội trường nên xảy ra tình trạng lộn xộn tại nơi làm thủ tục. Nhiều người phản ứng gay gắt, la hét đòi vào bằng được, bởi họ vốn là dân Thủ Thiêm nhưng sau giải toả phải đi nơi khác nên chứng minh nhân dân không còn ở đây.

14h30, trong hội trường chật kín cử tri. Mọi người đồng loạt vỗ tay khi Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân và tổ đại biểu Quốc hội bước vào.

Có tổng cộng 140 cử tri đăng ký trình bày - con số kỷ lục từ trước đến nay, các buổi tiếp xúc khác của Đoàn đại biểu Quốc hội nhiều nhất chỉ 20 người phát biểu.

Bên ngoài, gần chục người dù có chứng minh nhân dân trên địa bàn cũng không được cho vào dự buổi đối thoại. "Tôi đã chờ từng ngày để đến buổi đối thoại này", có người bật khóc. Đại diện chính quyền quận 2 mong bà con thông cảm vì hội trường hết chỗ, nhiều người phải đứng, nên không thể vào thêm.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với hàng trăm cử tri Thủ Thiêm ảnh 1Người dân Thủ Thiêm tại hội trường quận 2. Ảnh: Nguyễn Thành

Mở đầu buổi đối thoại, ông Nguyễn Tiến Thịnh, ở phường Thạnh Mỹ Lợi, nói Khu đô thị mới Thủ Thiêm có quyết định của Chính phủ từ năm 1996, từ đó đến nay qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri và lần nào hội trường cũng nóng. "Cử tri chúng tôi phát biểu nhiều, gửi đơn theo trình tự pháp luật nhưng vấn đề đền bù giải tỏa hầu như không được giải quyết đến nơi đến chốn", ông Thịnh nói.

Ông cho rằng trong khi người dân phát biểu dựa trên các văn bản pháp lý của dự án thì cơ quan chức năng lại viện dẫn quanh co, bao biện. "Hôm nay tôi đề nghị lãnh đạo nhìn thẳng vào sự thật. Phải cho thanh tra toàn diện tính pháp lý khu đô thị mới Thủ Thiêm về quy mô quy hoạch trên bản đồ và thực tế hiện nay thay đổi như thế nào? 160 ha giáp ranh liền kề đang nằm chỗ nào nói cho cử tri biết", ông Thịnh đề nghị.

Cử tri Nguyễn Hùng Việt, phường Cát Lái cho biết gia đình ông ở trên miếng đất có lịch sử trên 100 năm, đã chấp nhận giao đất cho thành phố phát triển, nhưng 6 năm qua sự việc bồi thường, giải tỏa của gia đình ông vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. "Tôi thấy rất thất vọng. Sự việc cứ đá lên đá xuống không giải quyết dù Đại biểu Quốc hội đã chuyển đơn rất nhiều lần", ông Việt nói.

Ông Việt đề nghị được trả lại bằng khen của UBND TP HCM tặng cho gia đình ông vì chấp hành tốt chủ trương giải tỏa, bồi thường đất đai cho phát triển dự án Thủ Thiêm. Nói xong ông Việt cầm bằng khen giơ lên tại hội trường rồi đưa trả tại bàn tiếp nhận.

Hôm 9/5, tổ đại biểu Quốc hội gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, ông Phan Nguyễn Như Khuê (Phó đoàn đại biểu Quốc hội) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó Chánh án TAND TP HCM) đã có buổi tiếp xúc kéo dài hơn 8 tiếng với cử tri quận 2. Hơn 50 ý kiến của người dân đã được chuyển đến tổ đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với hàng trăm cử tri Thủ Thiêm ảnh 2Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Nguyễn Thành.

Nhiều người tỏ ra rất bức xúc, thậm chí gay gắt khi trình bày với các đại biểu về: ranh của dự án, thu hồi đất sai quy định, chính sách bồi thường, tái định cư... ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình họ. Các vấn đề này người dân khiếu nại đã hơn 10 năm qua, ra cả trung ương phản ánh, nhưng chưa được giải quyết.

Đến ngày 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ làm rõ khiếu nại của người dân với tinh thần "sai thì cương quyết sửa", yêu cầu TP HCM và các cơ quan khẩn trương thực hiện những chính sách phù hợp với dân

Trao đổi với VnExpress bên hành lang Quốc hội mới đây, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định sẽ có giải pháp thỏa đáng cho vụ việc tại Thủ Thiêm. "Về bản chất, việc nào đúng thì khẳng định, còn sai thì sửa", ông Nhân nói.

Gần hai tuần trước, Phó chủ tịch UBND TP HCM Huỳnh Cách Mạng và Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cũng có buổi làm việc với một số hộ dân khiếu kiện việc thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) sai phạm, ảnh hưởng đến nhiều người. Chỉ những hộ có thư mời mới được lực lượng an ninh cho vào nơi diễn ra buổi gặp mặt. Nhiều người bày tỏ bức xúc, căng biểu ngữ, bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm để phản đối, đòi được vào gặp hai lãnh đạo chủ trì.

Ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết, người dân đã tỏ rõ sự thiện chí, chính quyền cũng rất mong giải quyết cho dân. Tuy nhiên, có những nội dung không thể làm ngay được, hoặc đã làm rồi nhưng kết quả không được như mong muốn. Ban tiếp công dân Trung ương cũng báo cáo vụ việc theo thẩm quyền nhưng có những nội dung bà con chưa hài lòng như: thu hồi đất trong ranh, ngoài ranh, thất lạc bản đồ, bố trí tái định cư…

Ông Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với hàng trăm cử tri Thủ Thiêm ảnh 3Một góc Khu đô thị Thủ Thiêm sau 22 năm được quy hoạch. Ảnh: Quỳnh Trần

Khu đô thị Thủ Thiêm rộng 657 ha, tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1 (cách 300 m đường chim bay), được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á. Đây là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP HCM, có các chức năng về tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí...

Hiện, dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng. Còn hơn 100 hộ dân khiếu nại vì cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch theo quyết định của thủ tướng năm 1996 nhưng vẫn bị giải tỏa.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.