Phản ứng của Nga trước quyết định của Đức coi Moskva là mối đe dọa lớn nhất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc Đức coi Moskva là mối đe dọa lớn nhất trong Chiến lược an ninh quốc gia mới vừa được công bố là hành động đi ngược lại với logic và lợi ích của Berlin.
Phản ứng của Nga trước quyết định của Đức coi Moskva là mối đe dọa lớn nhất

Đó là lời khẳng định của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình quốc gia Nga ngày 18/6 khi được hỏi về tài liệu liên quan tới Chiến lược an ninh quốc gia mới mà chính phủ Đức vừa công bố.

"Thật khó để tôi bình luận về các hành động và tài liệu được các chính trị gia Đức thông qua mới đây. Tài liệu này không dựa trên logic cũng như lợi ích của nước Đức và người dân Đức", ông Lavrov chỉ rõ.

Theo nội dung Chiến lược an ninh quốc gia mới của Đức, Nga được coi là đe dọa an ninh lớn nhất, trong khi Berlin ủng hộ cách tiếp cận cân bằng với Trung Quốc. "Trong tương lai gần, nước Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và an ninh ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương", tài liệu nhấn mạnh.

Văn bản dài 76 trang đã phân tích môi trường an ninh theo cách tiếp cận tổng thể có hệ thống dựa trên khái niệm rộng về an ninh và các biện pháp cụ thể. Văn kiện đưa ra các hướng dẫn với mục đích tăng cường an ninh của nước Đức trước các mối đe dọa, với những định hướng liên bộ ứng phó với các thách thức về chính sách an ninh, bao gồm cả sự tương tác giữa chính quyền trung ương và các địa phương.

Ý tưởng cơ bản của chiến lược là lần đầu tiên tính đến tất cả các mối đe dọa bên trong và bên ngoài đối với an ninh của nước Đức. Ngoài đe dọa quân sự, còn có các cuộc tấn công mạng, các cuộc tấn công có thể xảy ra nhằm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu và biến đổi khí hậu. Chiến lược cũng nêu rõ liên minh xuyên Đại Tây Dương phải có khả năng và quyết tâm chống lại tất cả các mối đe dọa quân sự từ vũ khí hạt nhân, thông thường, cũng như phòng thủ mạng và các mối đe dọa nhắm vào các hệ thống không gian.

Trong chính sách an ninh quốc gia, Chính phủ Đức đặt ra một số mục tiêu chiến lược, trong đó Berlin sẽ đặt mục tiêu "trung bình trong nhiều năm" chi 2% Tổng sản phầm quốc nội (GDP) cho quốc phòng của NATO; tăng cường hoạt động phản gián, chống phá hoại và phòng thủ mạng; đẩy mạnh công nghệ quốc phòng ở cấp độ châu Âu; hài hoà các quy định về kiểm soát xuất khẩu vũ khí trên toàn Liên minh châu Âu (EU)...

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.