Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa

Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa

Từ một vùng đất nổi tiếng với ngành công nghiệp than đá, Quảng Ninh đang hướng tới phát triển nền kinh tế xanh dựa trên những nguồn lực sẵn có về văn hoá. Với những giá trị di sản độc đáo và nỗ lực không ngừng, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng công nghiệp văn hóa rất đa dạng và sôi động.

____________________________

Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa ảnh 1

Với bề dày lịch sử, Quảng Ninh tự hào có kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, gồm trên 630 di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, trong đó có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, 6 di tích Quốc gia đặc biệt cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý giá. Sự gắn bó mật thiết giữa di tích lịch sử - văn hóa, phong tục tập quán của người dân và các thắng cảnh nổi tiếng là một lợi thế để tạo tiền đề cho phát triển nền công nghiệp văn hóa mang “cá tính riêng”.

Chia sẻ bên lề Hội nghị quốc tế với chủ đề “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa” diễn ra hôm 5/8 tại thành phố Hạ Long, đạo diễn, nhà sản xuất Việt Tú tin rằng: “Với những nền tảng sẵn có, Quảng Ninh sở hữu rất nhiều lợi thế trong việc phát triển nền công nghiệp văn hoá cả về ngắn, trung và dài hạn”.

Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa ảnh 2
Đạo diễn, nhà sản xuất Việt Tú

“Nói đến Quảng Ninh, người ta thường nhắc đến Vịnh Hạ Long, một kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, không chỉ các nhóm làm công nghiệp văn hoá, mà bất kỳ ai cũng nhìn thấy rằng khi muốn phát triển công nghiệp văn hoá tại Quảng Ninh, đương nhiên phải dựa vào Vịnh Hạ Long. Thế nhưng, giờ đây, có những tín hiệu rất đáng mừng khi tỉnh không chỉ dựa vào duy nhất di sản thiên nhiên này, mà còn tạo ra một hệ sinh thái của các tác phẩm, sản phẩm du lịch đa dạng như Bảo tàng Quảng Ninh, Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm, cùng các hoạt động kinh tế đêm phong phú”, đạo diễn, nhà sản xuất Việt Tú chia sẻ.

Hiện nay, Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm, đẩy mạnh nguồn lực xã hội hóa cho công tác này. Hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ, hiện đại mà tỉnh sở hữu có thể đáp ứng yêu cầu tổ chức nhiều sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia, quốc tế.

Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa ảnh 3

Nhờ xác định rõ tiềm năng, thế mạnh riêng có về nguồn tài nguyên di sản thiên nhiên cùng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, độc đáo, thời gian qua những giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh Quảng Ninh đã được chọn lọc, sáng tạo, từ đó hình thành nên ngành công nghiệp văn hoá thích ứng với những bước phát triển mới của thời đại.

“Tôi cho rằng đây là một tầm nhìn phát triển đúng hướng, mang tính thức thời của tỉnh Quảng Ninh, bởi nếu chỉ dựa vào một mũi nhọn duy nhất, du khách sẽ chỉ nhận được “một thực đơn ít sự lựa chọn”. Trong khi đó, đúc rút từ những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước về phát triển công nghiệp văn hoá. Có thể thấy, họ xem di sản là yếu tố cốt lõi, góp phần tăng độ nhận diện trên quy mô toàn cầu, từ đó thu hút khách du lịch quốc tế đến và thụ hưởng các sản phẩm khác nhau trong hệ sinh thái được tạo ra xung quanh di sản. Những sản phẩm ấy được lấy chất liệu, cảm hứng từ di sản, chứ không nhất thiết chỉ là những hoạt động tham quan danh lam thắng cảnh, hay lưu trú đơn thuần”, đạo diễn Việt Tú nhấn mạnh.

Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa ảnh 4

Thu hút các dự án điện ảnh lớn về Quảng Ninh cũng là một hướng đi đầy tiềm năng cho tương lai của ngành công nghiệp văn hóa ở vùng đất này. Trước đó, Vịnh Hạ Long từng là bối cảnh quay của bộ phim bom tấn “Kong Skull Island”. Với vẻ đẹp của một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hứa hẹn sẽ tiếp tục là phim trường lý tưởng của các sản phẩm điện ảnh trong nước, quốc tế, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh miền đất, con người vùng Đông Bắc.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng đã tận dụng được các nguồn lực từ những doanh nghiệp tư nhân lớn trên địa bàn để triển khai các hoạt động văn hoá đa dạng, cũng như phát triển các khu vui chơi giải trí quy mô tầm cỡ tại địa phương. Nhìn chung, tỉnh đang tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp dịch vụ, giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo. Qua đó khuyến khích sự đổi mới, nuôi dưỡng sự sáng tạo và tôn vinh được những giá trị văn hóa vô giá của vùng đất này.

Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa ảnh 5

“Khi có đường dẫn, chất xúc tác phù hợp, Quảng Ninh chắc chắn sẽ còn nhiều dư địa để phát triển nền công nghiệp văn hoá mang thương hiệu riêng thông qua những tác phẩm, sản phẩm văn hoá đầy tính mới mẻ trong thời gian tới”, đạo diễn Việt Tú nhận định. “Tôi tin rằng đây là một hướng đi đúng và rất cần thiết của tỉnh Quảng Ninh”.

Theo quan điểm của nhà sản xuất này, để phát triển nền công nghiệp văn hoá toàn diện, yếu tố đầu tiên chính là đường hướng, chiến lược tổng thể chung, sau đó là câu chuyện về đào tạo con người. Ông cho rằng nếu không có kế hoạch phát triển, bôi dưỡng con người, sẽ để lại hệ quả thiếu hụt nguồn lực vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo nền công nghiệp văn hoá phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa ảnh 6
Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa ảnh 7

“Cần nhìn nhận rằng, việc phát triển công nghiệp công nghiệp văn hoá không thể chỉ dựa vào những con người làm trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, mà bên cạnh đó còn cần có sự tham gia của các nhà hoạch định chiến lược, nhà làm chính sách, vĩ mô, vi mô, những chuyên gia kinh tế…Có thể thấy, đây là một lĩnh vực có quy mô tỷ đô, với tiềm năng rất lớn trong việc đóng góp vào các chỉ số về kinh tế, đặc biệt là kinh tế xanh, do đó việc phát triển nền công nghiệp văn hoá cần phải được xây dựng dưới sự phối hợp tổng thể giữa tất cả các bên”, đạo diễn Việt Tú khẳng định.

Cũng theo đạo diễn Việt Tú, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng chính sách, chiến lược tương đối bài bản về phát triển công nghiệp văn hoá, trong đó bao gồm câu chuyện tiếp cận nguồn vốn nhà nước giúp tạo ra các sản phẩm phát triển nền công nghiệp văn hoá. Thế nhưng, nhìn ở một góc độ khác, các chỉ số đo lường tính hiệu quả của một dự án được cấp vốn hiện vẫn còn là một điểm khuyết.

Phát triển kinh tế xanh từ “kho báu” tài nguyên văn hóa ảnh 8

“Phát triển công nghiệp văn hoá sau cùng cũng giống như các lĩnh vực kinh tế khác, cần tạo ra các sản phẩm cụ thể, các con số cụ thể, tính hiệu quả thực chất qua việc đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của địa phương, cũng như quốc gia. Việc thiếu đi một chỉ số đánh giá cũng sẽ gián tiếp khiến công tác quản lý ngân sách không được kiểm soát chặt chẽ, và đôi khi còn gây ra tình trạng lãng phí, thiếu hiệu quả khi triển khai thực hiện một số dự án phát triển công nghiệp văn hoá”, nhà sản xuất này chỉ rõ.

TIN LIÊN QUAN
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.