Xây dựng và phát triển nền văn hóa số ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng và phát triển nền văn hóa số ở Việt Nam hiện nay

Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện với những trụ cột như “dữ liệu lớn”, “trí tuệ nhân tạo”, “internet kết nối vạn vật”… đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại, và chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

__________________

Phát triển nền văn hóa số - xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Đường lối của Đảng về sự phát triển văn hóa - cơ sở chính trị cho việc phát triển nền văn hóa số ở Việt Nam

Ở Việt Nam, phát triển văn hóa luôn giữ một vị trí quan trọng, có thể thấy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, cùng với đường lối, quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa, con người Việt Nam. Kể từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đến Nghị quyết Đại hội lần XIII của Đảng luôn thể hiện chủ trương, quan điểm nhất quán có tính kế thừa, bổ sung, phát triển tư duy lý luận của Đảng về xây dựng, phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia - cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền văn hóa số

Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện với những trụ cột như “dữ liệu lớn”, “trí tuệ nhân tạo”, “internet kết nối vạn vật”… đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại, và chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta đã xác định chuyển đổi số là đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần được thực hiện, có tính quyết định đến sự thắng lợi của công cuộc đổi mới.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa số ở Việt Nam hiện nay ảnh 1

Tại Hà Nội, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu; trong đó, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử. Để làm được điều này, cần xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số, thực hiện phát triển kinh tế số là động lực quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam, xây dựng xã hội số là một trong những nền tảng của xã hội Việt Nam, phát triển văn hóa số là một phần quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đòi hỏi cần phát triển nền văn hóa số như một giải phá đột phá

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) họp tại Paris từ ngày 3 đến ngày 21/10/2005 tại phiên họp lần thứ 33 để thông qua công ước về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa; Công ước nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như một công cụ để bảo vệ và phát huy các biểu đạt đa dạng của văn hóa.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa số ở Việt Nam hiện nay ảnh 2

Trên tinh thần đó ngày 8/9/2016 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký, ban hành Quyết định số 1755/QQĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện thành công Chiến lược như mục tiêu đề ra đòi hỏi cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động tổng lực xã hội, trong đó đặc biệt và chú trọng tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để số hóa các giá trị văn hóa tiến tới xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa hình thành nền văn hóa số, trong sự phát triển tương quan của nền kinh tế số, xã hội số, trở thành động lực phát triển bền vững và toàn diện. Hay nói cách khác, phát triển nền văn hóa số là con đường tất yếu, là giải pháp cốt lõi để thực hiện thành công chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Một số giải pháp phát triển nền văn hóa số ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, các ngành, lĩnh vực, địa phương và Nhân dân về xây dựng và phát triển nền văn hóa số.

Nhận thức đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển nền văn hóa số. Phát triển nền văn hóa số không đơn giản là quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa trên nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà trước tiên nó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư duy. Có tư duy chuyển đổi số, mới có quá trình chuyển đổi số và hình thành môi trường số để kiến tạo nền văn hóa số. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí,vai trò, sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách và sự ích lợi của việc xây dựng nền văn hóa số. Cán bộ quản lý các cấp, ngành, lĩnh vực nhất là người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về quá trình chuyển đổi số, xây dựng môi trường số để định hình và từng bước làm cho văn hóa số được hiện diện trong lĩnh vực mình phụ trách. Phải đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng cấp ủy, địa phương, ngành, tổ chức, đoàn thể. Đề cao vai trò, tính gương mẫu cũng như làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, các cá nhân, tập thể trong thực hiện chuyển đổi số, kiến tạo môi trường cho các giá trị văn hóa số được hình thành và lan tỏa.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi nền văn hóa từ môi trường truyền thống sang môi trường số.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa số ở Việt Nam hiện nay ảnh 3

Để có môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số nền văn hóa, đòi hỏi quá trình này cần phải được dẫn dắt bởi một hành lang pháp lý phù hợp. Vì vậy, thể chế cần phải tiên phong, đi trước một bước để mở đường cho quá trình chuyển đổi số trong nền văn hóa được diễn ra. Thực hiện xây dựng khung pháp lý chắc chắn để định hướng và khuyến khích cho quá trình chuyển đổi số nền văn hóa được diễn ra bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chuyên nghiệp trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung ban hành mới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và các lĩnh vực liên quan về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, từ đó hình thành một hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật chuyên biệt về phát triển nền văn hóa số.

Thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, thực hiện số hóa các giá trị văn hóa truyền thống và sáng tạo các giá trị văn hóa số, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hóa phục vụ cho quá trình chuyển đổi số nền văn hóa quốc gia.

Các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là điểm mấu chốt trong quá trình chuyển đổi số nền văn hóa để chuyển đồi nền văn hóa truyền thống sang nền văn hóa số của quốc gia. Chính vì vậy, cần tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại để lưu giữ trên môi trường số các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tích hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại để sáng tạo ra các giá trị, sản phẩm mới thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển trong môi trường số.

Xây dựng các nền tảng số để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nền văn hóa, làm cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa được diễn ra một cách tự nhiên, hiệu quả. Xác định những lĩnh vực ưu tiên, cần kíp phải thực hiện số hóa; xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia và văn hóa, có kế hoạch cụ thể và lộ trình cho việc chuyển đổi số trong các lĩnh vực của nền văn hóa, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái văn hóa số trong đời sống thực tiễn của cá nhân và cộng đồng xã hội.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa số ở Việt Nam hiện nay ảnh 4

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số, thực hiện phát triển nền văn hóa số.

Nguồn nhân lực là khâu then chốt, đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định, không có nguồn nhân lực với những kỹ năng để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa đồng nghĩa với việc các chủ trương, đường lối, chính sách dù có trúng và đúng đến mấy vẫn chỉ là danh nghĩa, chưa được chuyển hóa thực chất và trở thành hiện thực. Lĩnh vực văn hoá cần có nhân lực số để làm chuyển đổi số và kiến tạo các giá trị văn hóa số, tuy nhiên lực lượng chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa hiện nay còn mỏng, trước mắt thì có thể dùng lực lượng chuyển đổi số đang rất dồi dào của ngành thông tin và truyền thông. Sự kết hợp này sẽ thúc đẩy nhanh chuyển đổi số trong sự phát triển văn hoá - con người Việt Nam. Nhưng về lâu dài, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông có chương trình, kế hoạch, nội dung đào tạo chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho nguồn nhân lực phát triển nền văn hóa số.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa.

Tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại để sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới cho dân tộc đảm bảo tính tiên tiến và hội nhập. Tăng cường hợp tác, tranh thủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ các quốc gia để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; tham khảo các bài học kinh nghiệm về quản lý, xây dựng thể chế nhằm mở đường và tạo động lực hoàn thiện môi trường số của nền văn hóa. Cùng với quá trình tiếp thu kinh nghiệm và ứng dựng công nghệ của các nước, chúng ta cũng cần chú trọng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của nền văn hóa số đến bạn bè quốc tế, làm cho các giá trị văn hóa của dân tộc được quảng bá rộng rãi đến cộng đồng quốc tế, khẳng định vị thế của nền văn hóa số Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại, thích ứng và đồng hành cùng với các nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác góp phần tô đậm sự phong phú và đa dạng trong quá trình phát triển văn hóa nhân loại.

Thứ sáu, thực hiện tốt công tác thanh tra kiểm tra, tổng kết kịp thời thực tiễn quá trình phát triển nền văn hóa số để bổ sung kịp thời lý luận về phát triển nền văn hóa số bảo đảm đúng hướng trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia xây dựng nền văn hóa số của đơn vị, địa phường, ngành, lĩnh vực. Gắn trách nhiệm cá nhân với tổ chức trong quá trình thực hiện. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với quá trình xây dựng nền văn hóa số. Bám sát thực tiễn, thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm kịp thời để việc ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển nền văn hóa số phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Trích tham luận tại Hội thảo Quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa”.

TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.