Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ban chấp hành của UNESCO đã thông qua việc chỉ 8 Công viên địa chất toàn cầu mới, nâng tổng số thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu lên đến 177 ở 46 quốc gia. Trong đó, hai quốc gia Luxembourg và Thụy Điển lần đầu tiên có công viên địa chất được công nhận trở thành thành viên của Mạng lưới. 

Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận là tập hợp các di sản địa chất có ý nghĩa quốc tế, thể hiện sự đa dạng địa chất đặc biệt, làm nền tảng cho sự đa dạng sinh học và văn hóa của các khu vực khác nhau. Các quốc gia thành viên của UNESCO đã nhất trí phê chuẩn việc tạo ra Mạng lưới vào năm 2015. Với 8 cái tên mới này, Mạng lưới hiện có diện tích bề mặt trên toàn thế giới là 370.662 km², tương đương với diện tích của cả Nhật Bản.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 1

Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Mëllerdall , Luxembourg

Các Công viên Địa chất Toàn cầu mới được UNESCO công nhận là:

1. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Seridó, Brazil

Công viên Seridó có diện tích 2.800 km² ở vùng bán khô hạn về phía đông bắc Brazil. Đây là nơi sinh sống của hơn 120.000 cư dân, bao gồm các cộng đồng như Quilombolas - đã tồn tại ở Brazil kể từ khi nước này bắt đầu nhập khẩu người châu Phi làm nô lệ . Thời gian đó, Quilombolas là cộng đồng những người châu Phi nô lệ trốn thoát, thường được thành lập sâu trong rừng. Đến nay, họ vẫn luôn gìn giữ và kể về quãng thời gian nô lệ để bảo tồn văn hóa thông qua các tập quán truyền thống, bảo tàng và trung tâm văn hóa.

Công viên địa chất này là minh chứng cho 600 triệu năm lịch sử Trái đất và là "mái nhà" của một trong những điểm có thể tìm thấy scheelite (khoáng chất canxi vonfram) lớn nhất Nam Mỹ, cũng như các dòng chảy bazan bắt nguồn từ hoạt động núi lửa trong các kỷ nguyên Mesozoi và Kainozoi.

Sự đa dạng địa chất nơi đây quyết định phần lớn sự đa dạng sinh học độc đáo của khu vực, đặc biệt được đặc trưng bởi Caatinga ("rừng trắng" trong tiếng Tupi), một vùng sinh thái được đánh dấu bởi hệ thực vật cận nhiệt đới cụ thể. Caatinga là quần xã sinh vật độc quyền duy nhất của Brazil, có nghĩa là phần lớn di sản sinh học của không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 2

2. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Southern Canyon Pathways, Brazil

Công viên địa chất toàn cầu ở miền nam Brazil có diện tích 2.830,8 km² và là nơi sinh sống của 74.120 cư dân. Nơi này được đặc trưng bởi Rừng Đại Tây Dương, một trong những hệ sinh thái phong phú nhất hành tinh về đa dạng sinh học. Những cư dân tiền Colombo của khu vực này từng trú ẩn trong các hốc ngầm có xương/dấu tích của các loài đã tuyệt chủng (như con lười mặt đất khổng lồ).

Ngoài ra, khu vực này còn có các hẻm núi ấn tượng nhất ở Nam Mỹ, được hình thành bởi các quá trình địa mạo độc đáo mà lục địa này đã trải qua trong quá trình tan rã của siêu lục địa Gondwana cách đây khoảng 180 triệu năm.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 3

3. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Salpausselkä, Phần Lan

Là nơi sinh sống của khoảng 177.000 cư dân, Công viên địa chất toàn cầu Salpausselkä nằm ở miền nam Phần Lan, ở phần cực nam của Lakeland, có diện tích 4.506 km². Khoảng 21% công viên địa chất được bao phủ bởi nước và hơn một nửa là rừng. Hàng trăm hồ nước trong công viên địa chất là đặc điểm đáng chú ý của cảnh quan nơi này, cùng với những rặng núi Salpausselkä trải dài hơn 600 km trên khắp miền nam Phần Lan. Các rặng núi này bao gồm các lớp trầm tích do sông băng lắng đọng. Chúng là nhân chứng của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong kỷ Younger Dryas, thời kỳ mát mẻ kéo dài khoảng từ 12.900 đến 11.600 năm trước và làm gián đoạn xu hướng ấm lên của Bắc bán cầu vào cuối kỷ nguyên Pleistocen (2,6 triệu đến 11.700 năm trước). Những rặng núi này tạo thành di sản địa chất nổi tiếng nhất của Phần Lan, đặt trong cảnh quan được hình thành do các sông băng tan chảy tạo nên địa hình đất phù sa và đá lưu trữ lượng nước ngầm dồi dào và cung cấp nước uống tự nhiên chất lượng cao cho khu vực.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 4

4. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ries, Đức

Phần lớn khu vực Công viên địa chất toàn cầu Ries nằm ở bang Bavaria, với một phần nhỏ hơn ở bang Baden-Würtemberg bao gồm Miệng núi lửa Ries, nằm giữa Swabian và Franconian Alb ở miền nam nước Đức. Công viên địa chất có diện tích 1.749 km2 với khoảng 162.500 cư dân. Khoảng 15 triệu năm trước, một thiên thạch đã va chạm với Trái đất tại chính nơi này, để lại một miệng hố thiên thạch được bảo tồn tốt nhất ở châu Âu và là cấu trúc tác động được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong số gần 200 hố thiên thạch được biết đến trên toàn thế giới.

Du khách có thể khám phá miệng núi lửa Nördlinger Ries, tìm hiểu về địa chất và lịch sử của núi bằng cách đi theo những con đường mòn tự nhiên đưa những người đi bộ đường dài đến những cảnh đẹp, một mình hoặc trong các chuyến tham quan có hướng dẫn viên. Các trung tâm thông tin và các chương trình học cũng có sẵn cho du khách lựa chọn. Công viên địa chất cung cấp cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về lịch sử Trái đất thông qua cảnh quan thiên nhiên độc đáo, lịch sử văn hóa và ẩm thực.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 5

5. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Kefalonia-Ithaca, Hy Lạp

Ở phía Tây Hy Lạp, Công viên địa chất toàn cầu Kefalonia - Ithaca là một quần thể đảo, trong đó Kefalos có diện tích 773 km² và là nơi sinh sống của 35.801 cư dân, và 117 km² của Ithaca là nơi sinh sống của 3.084 người. Công viên rất phong phú về địa chất có nguồn gốc từ karstic như hang động, hố sụt và suối ngầm, tất cả đều nằm rải rác khắp các hòn đảo, kể về lịch sử địa chất kéo dài hơn 250 triệu năm.

Cả hai hòn đảo đều nằm rất gần với một dãy núi hình vòng cung (vòng cung Hy Lạp). Đây là khu vực hoạt động kiến ​​tạo mạnh mẽ nhất ở Châu Âu. Công viên địa chất cũng có một ý nghĩa văn học vì Kefalos và Ithaca trong Sử thi Odyssey (của Homer) là quê hương của người anh hùng Ulysses. Công viên địa chất cũng là nơi có các di tích La Mã và Hy Lạp thời tiền sử, lâu đài thời trung cổ, tu viện Byzantine và hậu Byzantine, các khu định cư truyền thống, cối xay gió, cầu và hải đăng. Một kho tàng di sản văn hóa phong phú nằm rải rác trong khu vực đang chờ được du khách khám phá.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 6

6. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Mëllerdall, Luxembourg

Ở phía Đông Luxembourg, Công viên Địa chất Toàn cầu Mëllerdall ở vùng nông thôn có diện tích 256 km² với dân số khoảng 25.500 người. Công viên địa chất nằm ở trung tâm của Lưu vực Trier-Luxembourg, kéo dài từ Lưu vực Paris đến Rhenish Massif. Công viên đặc trưng với Hệ tầng sa thạch Luxembourg với độ dày lên tới 100 mét và có niên đại từ Hạ Lias (cách đây 205 đến 180 triệu năm), tạo thành một trong những cảnh quan bằng đá sa thạch ngoạn mục nhất ở Tây Âu và là một điểm thu hút khách du lịch từ cuối thế kỷ 19. Ngày nay, du khách có thể khám phá khu vực này bằng cách đi theo một mạng lưới dày đặc các đường mòn đi bộ đường dài có biển chỉ dẫn, bao gồm Đường mòn Mullerthal dài 112 km, đã giành được giải thưởng Đường mòn Chất lượng Hàng đầu - Tốt nhất Châu Âu.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 7

7. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Land Buzău, Romania

Tại Khu vực Carpathian Bend ở Romania, lãnh thổ đồi núi của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Land Buzău có diện tích 1.036 km² và là nơi sinh sống của khoảng 45.000 cư dân. Một số mảng kiến ​​tạo va chạm trong khu vực tạo ra một dãy núi uốn nếp phức tạp, sau này bị xói mòn do tác động của băng hà. Một trong những khu vực hoạt động mạnh nhất về địa động lực ở châu Âu, công viên địa chất là "nhân chứng" của 40 triệu năm lịch sử địa chất. Trong thời kỳ này, các chuyển động mạnh mẽ đã đẩy lên các ngọn núi và biến môi trường biển sâu thành môi trường trên cạn. Hóa thạch của các loài sinh vật biển, thảm thực vật trên cạn, động vật có vú và chim có niên đại từ lần băng hà cuối cùng đã được bảo quản tốt. Nhiều hóa thạch của bọ cánh cứng, nhện, động vật giáp xác, bò sát và các loài khác được bảo tồn trong hổ phách, một loại nhựa hóa thạch. Một số hang muối dài nhất và sâu nhất trên thế giới cũng được tìm thấy ở đây, tàn tích của các mỏ muối và thạch cao lớn được hình thành do sự bốc hơi của các vùng nước nông khép kín. Sự đa dạng địa chất phong phú này đã tạo nên một di sản văn hóa độc đáo với những truyền thuyết địa phương, ví dụ như tương lai có thể được dự đoán bằng cách nhìn qua lăng kính hổ phách.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 8

8. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Platåbergens, Thụy Điển

Ở Tây Thụy Điển, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Platåbergens có diện tích 3.690 km2 và là nơi sinh sống của 289.198 cư dân. Nơi đây thể hiện một cảnh quan độc đáo của 15 Dãy núi có đỉnh bằng phẳng. Những ngọn núi này được hình thành bởi sự xói mòn trong Kỷ Băng hà cuối cùng cách đây 115.000 năm. Khu vực này cũng bao gồm Đồng bằng Västgöta với các hồ nước nông, các rặng núi nhấp nhô và cảnh quan văn hóa được bảo tồn tốt. Một số khám phá lịch sử thú vị nhất của Thụy Điển đã được thực hiện trong khu vực này, nơi các bảo tàng lưu giữ nhiều dấu tích làm chứng cho việc cư dân sử dụng đá địa phương trong nhiều thiên niên kỷ: từ những ngôi mộ cự thạch (5.300-4.700 TCN) đến nhà thờ đá đầu tiên được biết đến ở Thụy Điển đã được xây dựng bởi những người Viking theo đạo Thiên chúa vào đầu thế kỷ 11.

Tám công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận ảnh 9

Hai trong số các Công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận nằm ở Châu Mỹ Latinh và 6 công viên còn lại ở Châu Âu. Do các hạn chế của COVID-19, không có hồ sơ đăng ký xét duyệt nào mới nào từ châu Á, châu Phi hoặc khu vực Ả Rập có thể được đánh giá trong năm nay.

Theo UNESCO
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.